Thứ tư 13/11/2024 17:19

Hafasco khánh thành Nhà máy Dệt Seamless trị giá 40 tỷ đồng

Ngày 26/3, tại Khu công nghiệp phố Nối A (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội (Hafasco) – đơn vị thành viên của Tập đoàn BRG - đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Dệt Seamless chuyên sản xuất đồ lót liền mảnh cao cấp.

Nhà máy Dệt Seamless của Hafasco sử dụng dòng máy Santoni Fast 2 của Italy. Dự kiến trong giai đoạn 1, mỗi tháng Nhà máy sẽ sản xuất ra 150.000-250.000 sản phẩm, 70% phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ, 30% tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy Dệt Seamless của Hafasco, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, cho biết: “Với sứ mệnh mang tới những giá trị tốt nhất cho cộng đồng, tập đoàn BRG luôn tập trung triển khai những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Sự kiện khánh thành nhà máy dệt Seamless chuyên sản xuất đồ lót liền mảnh cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tiếp tục là sự khẳng định của tập đoàn trong việc theo đuổi những giá trị nhân văn, vì con người bên cạnh nỗ lực phát triển kinh tế”.

Dự án Nhà máy Dệt Seamless của công ty Hafasco (Tập đoàn BRG) có tổng vốn đầu tư ban đầu gần 40 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, nhà máy được lắp đặt 20 máy dệt Santoni Fast 2 của Italy và các thiết bị phụ trợ đồng bộ như máy giặt, máy sấy, máy may chuyên dụng cho sản phẩm seamless, dự kiến mỗi tháng sản xuất ra 150.000-250.000 sản phẩm, trong đó 70% sản phẩm được xuất sang nước ngoài để tiêu thụ ở thị trường châu Âu và Mỹ, 30% tiêu thụ trong nước.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà máy Dệt Seamless

Ông Lê Thanh Tân, Giám đốc công ty Hafasco cho biết sự kiện khánh thành Nhà máy Dệt Seamless cho thấy bước tiến mới của công ty Hafasco trong việc sản xuất dòng sản phẩm chuyên biệt là đồ lót liền mảnh, sử dụng công nghệ dệt điện tử hiện đại bậc nhất trên thế giới, đi sâu vào chất lượng và mẫu mã.

“Các sản phẩm dệt may do Nhà máy Dệt Seamless sản xuất chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng sự thoải mái, tiện lợi, đảm bảo tính thẩm mỹ, thời trang, và đặc biệt là góp phần bảo vệ sức khỏe của khách hàng. Chúng tôi cam kết đây là những sản phẩm an toàn, tiêu chuẩn và tốt cho sức khỏe người sử dụng”, ông Tân cho biết.

Dây chuyền sản xuất của Nhà máy Dệt Seamless

Hafasco là công ty có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh các sản phẩm thời trang với lịch sử gần 60 năm hoạt động (từ năm 1960). Từ khi trở thành viên của Tập đoàn BRG, được Lãnh đạo Tập đoàn định hướng về con đường phát triển và đặc biệt là được đầu tư, bổ sung về nhân sự cao cấp có kinh nghiệm, Hafasco đã có những bước phát triển mạnh mẽ khi liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm thời trang mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tuấn Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn BRG

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?