Thứ sáu 22/11/2024 23:12

Hà Nội quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Thực hiện Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là cơ quan hành chính (ngang sở) thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngày 04/10/2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 35/NQ-HĐND thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công (Hanoi Public Administration Service Center - HPASC).

Do đó, ngày 24/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định số 63/2024/QĐ-UBND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.

Giải pháp tối ưu, chuyên nghiệp trong cải cách hành chính

Trung tâm Phục vụ hành chính công ra đời nhằm kế thừa, phát huy những kết quả, ưu điểm của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); tiếp tục rà soát, sắp xếp lại 677 bộ phận một cửa trên toàn thành phố bảo đảm tinh gọn, thông suốt, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo hướng “phi tập trung ở cấp thành phố”, lấy “cấp huyện làm trung tâm”, hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tối đa phương án phân cấp, ủy quyền TTHC.

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ phục vụ người dân phi địa giới; tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ công 24/7, đảm bảo tiếp cận nhanh. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của mô hình bộ phận một cửa “truyền thống”, tháo gỡ các điểm “nghẽn” và giải quyết tình trạng “ách tắc” trong giải quyết TTHC (đặc biệt ở một lĩnh vực như đất đai, đầu tư, quy hoạch, xây dựng,…) có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, chỉ số phát triển của thành phố.

Ngoài ra, Trung tâm sẽ tiếp nhận TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính theo hướng đổi mới cách thức tiếp nhận TTHC, chuyển từ phân chia bộ phận một cửa theo cấp, đơn vị hành chính sang mô hình theo khu vực, quản lý tập trung, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện tiếp nhận, trả kết quả đa ngành, đa lĩnh vực và không phụ thuộc vào địa giới hành chính; bảo đảm mỗi người dân đều có thể tiếp cận với các dịch vụ công được cung cấp trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5 km, tiếp nhận và giải quyết 24/7 (tính từ địa điểm của người dân và doanh nghiệp đến điểm thực hiện TTHC).

Qua đó, giúp tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát TTHC, theo dõi, giám sát việc thực hiện TTHC, hỗ trợ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; bảo đảm đáp ứng các chỉ tiêu liên quan đến chuyển đổi số, cải cách TTHC, dịch vụ công trực tuyến được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.

Đồng thời, nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập trong tiếp nhận, số hóa, trả kết quả giải quyết TTHC; bảo đảm linh hoạt trong bố trí cán bộ một cửa phù hợp với điều kiện, tình hình tiếp nhận, giải quyết TTHC của từng khu vực, tránh việc quá tải cục bộ; tạo điều kiện theo dõi, giám sát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện TTHC kịp thời, hiệu quả.

Tiếp đó, nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC đạt tối thiểu 95%, trong đó 100% hồ sơ TTHC được công khai, minh bạch quá trình tiếp nhận, giải quyết để tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát, đánh giá; bảo đảm trải nghiệm dịch vụ giữa các bộ phận một cửa thống nhất, đồng bộ.

Trung tâm Phục vụ hành chính công có chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời là đầu mối tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; tham mưu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.

Về nhiệm vụ, Trung tâm sẽ kiểm soát TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; cải cách TTHC, nghiên cứu, thí điểm, triển khai, nhân rộng các các sáng kiến, cải tiến thực hiện TTHC; tổ chức thực hiện cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp; công tác quản trị nội bộ; thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Lợi ích tới người dân và doanh nghiệp

Đánh giá về tác động của việc thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công, UBND thành phố Hà Nội cho biết người dân, /chu-de/doanh-nghiep-khoi-nghiep.topic là đối tượng được thụ hưởng trước hết những lợi ích mà mô hình mới mang lại.

Thứ nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí di duyển do việc phi tập trung ở cấp thành phố, phân tải về 30 chi nhánh và các điểm tiếp nhận; tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại một địa điểm.

Thứ hai, hình thành cơ chế “phi tiếp xúc trực tiếp” giữa người dân, doanh nghiệp với công chức, cơ quan có thẩm giải quyết TTHC, góp phần từng bước làm giảm phiền hà, tiêu cực, tham nhũng vặt; đồng thời, gia tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình giữa các cơ quan.

Thứ ba, tăng cường khả năng, điều kiện tiếp cận dịch vụ; việc tổ chức hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại tất cả các chi nhánh, các điểm tiếp nhận sẽ góp phần tăng tỷ lệ giải quyết trực tuyến, giúp người dân tiếp cận dịch vụ 24/7.

Thứ tư, bảo đảm sự công bằng, đồng bộ, thống nhất trong trải nghiệm dịch vụ của người dân trên toàn địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các địa bàn khó khăn, qua đó giúp gia tăng sự hài lòng, niềm tin của người dân, doanh nghiệp với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Tổ chức hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công

Trung tâm tổ chức hoạt động theo 03 giai đoạn.

Giai đoạn 01 (dự kiến từ ngày 01/10/2024 đến hết ngày 31/3/2025) sẽ tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy; ưu tiên các giải pháp đột phá đầu tư phát triển công nghệ (trong đó tập trung vào hạ tầng số và nền tảng số), sử dụng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học. Tùy vào điều kiện đáp ứng của cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và hạ tầng số, Trung tâm Phục vụ Hành chính công nghiên cứu thí điểm thực hiện việc tiếp nhận TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành thành phố từ ngày 01/02/2025.

Giai đoạn 02 dự kiến từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025. Giai đoạn này dự kiến thành lập 30 Chi nhánh (bố trí linh hoạt các Điểm tiếp nhận TTHC phù hợp phạm vi hoạt động). Chi nhánh là đơn vị trực thuộc, được thành lập trên cơ sở kế thừa, chuyển giao cơ sở vật chất, sắp xếp lại bộ phận một cửa thuộc UBND cấp huyện. Điểm tiếp nhận là bộ phận trực thuộc Chi nhánh (không tổ chức bộ máy) có nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả một số TTHC cấp huyện, cấp xã; trực tiếp giải quyết đối với một số TTHC đang được ủy quyền cho công chức cấp xã.

Giai đoạn 03 (từ ngày 01/7/2025 trở đi) sẽ là giai đoạn hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính, tiếp nhận TTHC phi địa giới hành chính và là đầu mối duy nhất cung cấp dịch vụ công trên toàn địa bàn Thành phố.

Toàn bộ 30/30 chi nhánh tiếp nhận TTHC 03 cấp; chuyển dần việc tiếp nhận công chức của các sở, ngành, UBND cấp huyện được cử đến làm việc tại Chi nhánh sang phương án ký hợp đồng có thời hạn hoặc thuê nhân viên bưu chính công ích để công chức các sở, ngành, UBND cấp huyện tập trung cho công tác chuyên môn, quản lý nhà nước. Đổi mới hoạt động của các Điểm tiếp nhận theo hướng chuyển dần sang hỗ trợ người dân thực hiện bằng phương thức trực tuyến, phấn đấu tiếp nhận và trả kết quả trên môi trường điện tử đối với 100% TTHC.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình