Thứ hai 21/04/2025 11:25

Hà Nội: Kỳ lạ và bí ẩn loạt doanh nghiệp, quán bia vỉa hè xuất hoá đơn trăm tỷ!

Theo hồ sơ PV, năm 2022, 5 nhà hàng kỳ lạ đã xuất 115 hóa đơn ăn uống khoảng 300 triệu cho Trung tâm Đo lường 1, có dấu hiệu gian lận thương mại.

Hoá đơn “trắng trơn”

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, trong năm 2022, có khoảng 115 hoá đơn “dịch vụ ăn uống” từ 5 doanh nghiệp được xuất một cách khó hiểu cho Trung tâm Đo lường 1 (sau đây gọi là Trung tâm ĐL 1). Những hoá đơn này đều là hoá đơn “dịch vụ ăn uống”, với tổng giá trị dịch vụ ghi trên hoá đơn khoảng 320 triệu đồng.

Cụ thể, các đơn vị xuất hoá đơn cho Trung tâm ĐL 1, gồm: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ẩm thực T.M, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Đ.T.P, Công ty TNHH Dịch vụ Truyền thông quảng cáo thương mại K., Công ty TNHH dịch vụ thương mại tổng hợp P.H, Công ty TNHH tổng hợp T.N Hà Nội.

Trung tâm tổ chức sự kiện chỉ là quán bia vỉa hè

Trong đó, Công ty T.M xuất 21 hoá đơn, với tổng giá trị ghi trên hoá đơn là 47,3 triệu đồng; Công ty Đ.T.P xuất 15 hoá đơn, tổng giá trị là 37,5 triệu đồng; Công ty K. xuất 23 hoá đơn, tổng giá trị là 65,05 triệu đồng; Công ty P.H xuất 28 hoá đơn, tổng giá trị là 80,9 triệu đồng và Công ty T.N Hà Nội xuất 28 hoá đơn, tổng giá trị là 90,7 triệu đồng.

Điểm đáng chú ý là những hoá đơn này chỉ thể hiện đơn giản là “dịch vụ ăn uống”, không ghi các mặt hàng đã sử dụng. Có thể dẫn chứng như hoá đơn số 1056 do Công ty T.N Hà Nội xuất cho Trung tâm ĐL 1 vào ngày 7/6/2022, với giá trị trên hóa đơn là 5,3 triệu đồng; hoá đơn số 1309 Công ty P.H xuất ngày 1/6/2022, giá trị 5,5 triệu đồng; hoá đơn số 916 Công ty K. xuất ngày 8/6/2022, giá trị là 3 triệu đồng; hoá đơn số 1062 Công ty Đ.T.P xuất ngày 1/8/2022, giá trị là 3,3 triệu đồng; hoá đơn số 2130 Công ty T.M xuất ngày 21/9/2022, giá trị là 2 triệu đồng…

Ghi nhận của Báo Công Thương cũng cho thấy, năm 2021, 2020 các doanh nghiệp nói trên không hề xuất bất cứ hoá đơn nào cho Trung tâm ĐL 1. Như vậy, mối liên hệ giữa Trung tâm với các doanh nghiệp nói trên mới được thiết lập từ năm 2022.

Trung tâm tổ chức sự kiện là... quán bia vỉa hè

Tài liệu Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cung cấp cho thấy, địa điểm kinh doanh của các đơn vị nói trên đều ở khu vực quận Hà Đông, giáp với huyện Thanh Trì, cách Trung tâm ĐL 1 khoảng 10km.

Cụ thể, địa kiểm kinh doanh của Công ty P.H là quán Z. Z., địa chỉ tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội; Công ty K. có 2 địa chỉ, một ở phường Quang Trung, quận Hà Đông, hai là trung tâm tổ chức sự kiện ở phường Phúc La, quận Hà Đông; Công ty T.N tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Công ty Đ.T.P tại phường La Khê, quận Hà Đông,…

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, các địa điểm kinh doanh trên đều hết sức bình thường, hoạt động kinh doanh vắng khách, đồ ăn không có gì quá đặc sắc. Đáng chú ý, có địa điểm trên đăng ký kinh doanh là trung tâm tổ chức sự kiện, song thực tế chỉ là quán bia vỉa vè; có địa điểm là quán đồ Nhật, song đóng cửa không hoạt động.

Thực tế hoạt động kinh doanh là vậy, song tổng hoá đơn “dịch vụ ăn uống” các đơn vị này xuất ra lại vô cùng lớn, trong 3 năm 2020, 2021, 2022 và đầu năm 2023, tổng hoá đơn các đơn vị xuất ra lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Để làm rõ những hoá đơn được xuất một cách bất thường cho Trung tâm ĐL 1, ngày 20/7/2023, Báo Công Thương đã có Công văn số 372/BaoCT-TT, đề nghị Trung tâm ĐL 1 kiểm tra, rà soát, thông tin cụ thể các nội dung trên.

Phúc đáp Báo Công Thương tại Văn bản số 884/KT-KHTC ngày 11/8/2023, Trung tâm cho biết không hề kê khai sử dụng các hoá đơn của các đơn vị Báo Công Thương đề cập.

“Hằng năm chúng tôi đều tự kiểm tra và phối hợp với Cục Thuế TP Hà Nội nhằm rà soát và loại bỏ các chứng từ, hoá đơn không hợp lệ hoặc trái quy định của việc thanh, quyết toán trong các hoạt động chuyên môn của trung tâm và khẳng định thời điểm hiện tại trung tâm không kê khai sử dụng các hoá đơn của các doanh nghiệp trong danh sách mà quý báo đã đề cập trong công văn trên”, Trung tâm ĐL 1 khẳng định.

Báo Công Thương kính chuyển thông tin tới đồng chí Giám đốc Công an TP Hà Nội, Cục Thuế TP Hà Nội để xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo hồ sơ phóng viên thu thập, ngoài xuất hóa đơn cho Trung tâm ĐL 1, các doanh nghiệp nói trên còn xuất hóa đơn cho hàng chục ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp khác. Đơn cử như một Ngân hàng TMCP, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, một số Công ty Bảo hiểm như: Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Ngân Hàng Nông Nghiệp, Công ty cổ phần Tư vấn Điện 1 (PCSC1), Công Ty Bảo Hiểm Vietinbank, Ngân hàng An Bình, một Công ty Cổ phần Xi măng...

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ án Bùi Đình Khánh

Đối tượng Bùi Đình Khánh và hành trình 24 giờ trốn chạy

NÓNG: Bắt đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc chuột quy mô 'khủng' làm từ gạo, vỏ trấu

Hiệp hội Sữa Việt Nam cảnh báo thông tin sai lệch về vụ án sữa giả 500 tỷ đồng

Thành phố Huế: Cháy bùng phát ở chợ An Lỗ

Nợ hơn 20 tỷ đồng, Công ty Hoàng Nhâm tại Lai Châu bị cưỡng chế thuế

Công ty Cổ phần IBS tại Long An bị cưỡng chế thuế

Phát hiện 2 doanh nghiệp sử dụng bằng giả để đấu thầu tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty Thanh Hoa tại Tuyên Quang

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Thạch Anh tại Đắk Lắk

Phú Thọ: Bắt khẩn đối tượng 'làm khống' chứng nhận hợp quy

Cưỡng chế thuế Công ty Giấc Mơ Tây Bắc tại Lai Châu

Thanh Hóa: Phạt nặng doanh nghiệp sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả

Quảng Ninh: Thượng úy Nguyễn Đăng Khải anh dũng hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh 'trắng'