Thứ hai 23/12/2024 19:05

Hà Nội: Kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

Ngày 5/11, với chủ đề “Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm”, Lễ kích hoạt Sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” đã diễn ra với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Năm 2021, trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong “trạng thái bình thường mới”; UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội phối hợp cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội cùng các doanh nghiệp tổ chức sự kiện "Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội phát biểu tại Lễ kích hoạt

Phát biểu tại Lễ kích hoạt, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- cho biết, sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” với chủ đề: “Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm” nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng mặt, đẩy mạnh thương mại điện tử đặc biệt là đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các lĩnh vực khác (thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, y tế…) trên địa bàn Thành phố.

"Ngày không tiền mặt năm 2021" cũng sẽ tập trung triển khai các hoạt động phù hợp với bối cảnh tình hình dịch Covid-19, với xu thế, thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay như: Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt; tăng cường ứng dụng các công nghệ mới hướng tới thị trường tiêu dùng thông minh, kết nối nhanh hơn giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, thúc đẩy việc mua sắm có kế hoạch, có chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thị cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, thông qua các chuỗi hoạt động của Sự kiện, Sở Công Thương Hà Nội hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân tham gia hưởng ứng, tạo thói quen cho người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch và mua sắm, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm, thanh toán và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Thành phố trong những tháng cuối năm, giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm.

Khách hàng trải nghiệm tham toán không dùng tiền mặt

Tại sự kiện, đại diện các doanh nghiệp đồng hành đã chia sẻ những giải pháp, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang và dự định triển khai tại đơn vị cũng như xu hướng và tầm quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhằm đẩy mạnh doanh số tiêu dùng không tiền mặt (như thông qua các ưu đãi cho người tiêu dùng…).

Theo bà Đặng Tuyết Dung- Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể từ lúc đại dịch bùng phát. Khách hàng tìm đến các phương thức thanh toán điện tử như thanh toán không tiếp xúc, thanh toán trực tuyến với mong muốn trải nghiệm tính năng tiện lợi và nhanh chóng, đồng thời đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sự đón nhận này là động lực để Visa và mạng lưới đối tác phát hành thẻ, đơn vị chấp nhận thanh toán, cùng không ngừng sáng tạo các giải pháp và phủ rộng thanh toán số, nhằm nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng Việt Nam và hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt”.

Còn theo ông Vũ Minh Đức- Giám đốc Vận hành Ví điện tử ShopeePay, nhằm hưởng ứng sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” và khuyến khích người dùng gia tăng sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt, chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến cho khách hàng sử dụng ví điện tử ShopeePay các ưu đãi độc quyền lên đến 50% khi tham gia mua sắm, nạp điện thoại hay thanh toán hóa đơn, dịch vụ trên trang thương mại điện tử Shopee và khi thanh toán trực tiếp tại cửa hàng”.

Đại diện cho Khối các doanh nghiệp Thương mại điện tử, bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Đối ngoại Lazada Việt Nam- cho biết, là một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Lazada đã tiên phong áp dụng các biện pháp giao hàng không tiếp xúc nhằm đảm bảo an toàn cho đối tác, nhân viên chuyển phát, nhà bán hàng, khách hàng của chúng tôi, góp phần khống chế dịch bệnh. Đồng thời, chúng tôi cũng tăng cường mở rộng nhiều giải pháp liên kết, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thanh toán điện tử nhằm hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nhờ vậy, Lazada đã ghi nhận nhiều kết quả đáng khích lệ với tỷ lệ thanh toán không tiền mặt tăng trưởng hơn 30% mỗi tháng kể từ tháng 4/2021. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các đối tác để mang đến thêm nhiều chương trình hợp tác nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử và kinh tế số.

Hà Nội: Kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền- Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) – nhận định, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử nói chung tại Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân do thói quen mua sắm của người tiêu dùng vào các hoạt động thương mại điện tử chưa cao, niềm tin vào đại đa số các hạ tầng thanh toán điện tử hỗ trợ cho thương mại điện tử cũng chưa cao; các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và người bán hàng trong giao dịch sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa có tính đồng bộ, nhất quán. Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây của Visa cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thanh toán trực tuyến để thích ứng với đại dịch Covid-19, dùng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc qua thẻ và điện thoại thông minh, thanh toán bằng mã QR trên các loại hình mua sắm, dịch vụ đều đã tăng mạnh thời gian qua. Tỷ lệ giao dịch không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp của thẻ Visa quý I/2021 tăng 230% so với cùng kỳ. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổng giá trị thương mại điện tử trong giai đoạn quý I/2021 tăng 5,5 lần so với quý IV năm 2020. Hướng đến một nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền “Ngày thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021” là một sự kiện quan trọng không chủ đối với ngành ngân hàng mà còn hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các ngàng khác trong đó có ngành thương mại điện tử Việt Nam. Thông qua những sự kiện này, người tiêu dùng sẽ từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm, hướng tới một xã hội hiện đại, an toàn.

Ban Tổ chức cho biết, năm 2020 trong hơn 1 tháng diễn ra các chuỗi hoạt động của sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt” và Tháng khuyến mại Hà Nội đã thu hút hàng triệu lượt khách hàng trải nghiệm, mua sắm tại các điểm khuyến mại. Chỉ trong 02 “Ngày vàng khuyến mại” tại 50 “Điểm Vàng khuyến mại” như siêu thị Pico, siêu thị BigC… cùng 2.000 điểm khuyến mại trên địa bàn Thành phố đã thu hút hơn 660.000 lượt khách hàng, tổng doanh thu ước đạt hơn 300 tỷ đồng, giá trị khuyến mại cho người tiêu dùng đạt gần 50 tỷ đồng. Một số trung tâm thương mại, siêu thị ghi nhận mức tăng mạnh về lượng khách mua sắm và doanh thu so với ngày trong tuần như: Trung tâm Thương mại BigC Thăng Long tăng 200% doanh thu, 220% lượng khách; siêu thị điện máy Pico doanh thu tăng hơn 100%, lượng khách tăng 200%....
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ