Thứ tư 04/12/2024 16:03

Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho sản phẩm dán nhãn năng lượng

Với mong muốn tăng cường liên kết mạng lưới giữa nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng để đưa ra thị trường những thiết bị, sản phẩm dán nhãn năng lượng hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu… sáng ngày 13/11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc sự kiện Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn thành phố năm 2020.

Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2020 được tổ chức với mong muốn các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thiết bị, sản phẩm dán nhãn năng lượng tăng cường liên kết mạng lưới giữa nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, gắn kết các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu dùng. Đồng thời, góp phần quan trọng để hình thành nên mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng đến nền kinh tế các bon thấp theo mô hình tăng trưởng xanh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế hiện nay.

Đại diện Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp bấm nút khai mạc sự kiện Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết: Chương trình sẽ đem đến cho khách tham quan những trải nghiệm với các sản phẩm dán nhãn năng lượng với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường cũng như tham gia mua sắm các sản phẩm hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng với mức giá tốt nhất từ các nhà cung cấp và các hoạt động bên lề khác. Điều này sẽ tạo hiệu ứng tuyên truyền tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng hướng tới việc sử dụng và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Là đơn vị làm đầu mối thực hiện chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững cho sản phẩm dán nhãn năng lượng TP. Hà Nội năm 2020, đồng thời là năm thứ 2 tham dự chương trình, ông Nguyễn Đình Anh Tú - Phó Giám đốc siêu thị điện máy MediaMart Long Biên - khẳng định, chung tay xây dựng các biện pháp và thực hiện nghiêm minh trong việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường là trách nhiệm của những đơn vị sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ các sản phẩm tiêu thụ năng lượng. Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam cũng không đứng ngoài trách nhiệm đó. Tiêu dùng và sản xuất bền vững hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Đó là hành trình mà MediaMart Việt Nam cần liên tục học hỏi và thay đổi để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, con người cũng như cuộc sống tự nhiên.

Mỗi bước thay đổi dù nhỏ nhất đều rất quan trọng. Tham gia vào chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho sản phẩm dán nhãn năng lượng của TP. Hà Nội 2020, MediaMart hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất chỉ cung cấp ra thị trường các sản phẩm đầy đủ nhãn mác theo quy định, sản phẩm công bố hợp quy, sản phẩm được dán nhãn năng lượng trên sản phẩm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, xây dựng nhiều chính sách khuyến khích người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao như: giảm giá sản phẩm, quà tặng, thanh toán bằng VNPAY...

Bên cạnh đó, việc tiết kiệm điện năng cũng như giảm phát thải môi trường luôn nằm trong kế hoạch kinh doanh và có định hướng chiến lực của MediaMart Việt Nam. Theo đó, công ty thực hiện đồng bộ trên tất cả hệ thống siêu thị điện máy MediaMart trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm phát thải môi trường. Tiếp tục thay đổi không ngừng trong các chiến lược hoạt động và kinh doanh để thay đổi tích cực đến các doanh nghiệp và cộng đồng người tiêu dùng để tối đa lợi ích xanh cho cộng đồng.

Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội tham quan gian hàng

Hiện, Sở Công Thương Hà Nội cũng ban hành tiêu chí Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2020 dựa trên việc xác định đánh giá vòng đời sản phẩm, đảm bảo sử dụng hiệu quả các tài nguyên, giảm phát thải nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Các doanh nghiệp có sản phẩm tham gia chuỗi kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững TP. Hà Nội năm 2020” phải đáp ứng 10 tiêu chí cho từng giai đoạn từ sử dụng nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, sản phẩm - hàng hóa, hệ thống phân phối.

Chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững ra đời như lời cam kết chung tay xây dựng một ngành công nghiệp xanh và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, vấn đề chính là cần sự thay đổi đồng loạt và cần rất nhiều thời gian, cũng như công sức và cả tiền bạc của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối. Với những giá trị to lớn chương trình mang lại, các doanh nghiệp mong muốn chương trình được thực hiện thường niên và thành phố có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi kết nối về vốn, xúc tiến thương mại để ngành công nghiệp xanh TP. Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng phát triển nhanh, bền vững.

Trao giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp tham gia Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trong khuôn khổ của chương trình, đại diện Bộ Công Thương và Sở Công Thương đã trao giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp tham gia kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Chương trình Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2020 được triển khai nhằm thực hiện Kế hoạch hành động số 96/KH-UBND ngày 7/5/2020 của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2020.

Sự kiện Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các sản phẩm dán nhãn năng lượng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2020 được triển khai từ ngày 13/11 đến ngày 15/11 tại Hệ thống siêu thị điện máy MediaMart Long Biên (số 3 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội).

Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây cũng là những thách thức rất lớn khi các nguồn năng lượng sơ cấp như: than đá, dầu khí… đang dần cạn kiệt, môi trường cũng bị ảnh hưởng. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng và thu được nhiều kết quả tích cực, đóng vai trò quan trọng trong điều hành chính sách năng lượng quốc gia bên cạnh việc gia tăng năng lực cạnh tranh của từng ngành, từng doanh nghiệp.

Nằm trong nỗ lực bảo vệ môi trường, việc dán nhãn năng lượng là giải pháp hiệu quả giúp định hướng việc sử dụng thiết bị hiệu suất cao, loại bỏ dần các sản phẩm công nghệ lạc hậu, trực tiếp là giảm thải các chất khí gây tác động tới tầng ôzôn và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Không chỉ là hành động góp phần bảo vệ môi trường xanh, dán nhãn năng lượng còn giúp người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay sản phẩm bảo đảm hiệu suất năng lượng mong muốn trên thị trường. Nói cách khác, sử dụng các sản phẩm dán nhãn năng lượng là giải pháp tiết kiệm tài chính tối đa cho mỗi gia đình.

Nguyễn Hạnh - Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Công ty thủy điện Huội Quảng- Bản Chát tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn

Bỏ quy định về điều chuyển công trình điện vốn nhà nước sang EVN quản lý

Thủy điện Sông Bung 4: vượt mốc sản xuất điện năm 2024 – về đích trước thời hạn 30 ngày

Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Luật sư Bùi Văn Thành: Luật Điện lực (sửa đổi) - dấu mốc trong hành trình hiện đại hóa ngành điện

Các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa đầy đủ trong Luật Điện lực (sửa đổi)

Hội nghị tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ chủ chốt Công đoàn TKV

Luật Điện lực (sửa đổi): Giải quyết bất cập trong giao dịch mua bán điện

EVNCPC: đóng điện dự án trạm biến áp 110kV Khu công nghiệp Phong Điền

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Nhiều điểm nghẽn được tháo gỡ

TKV cung cấp 36,33 triệu tấn than cho sản xuất điện trong 11 tháng

Nhìn lại gần 1 năm sửa đổi Luật Điện lực - hành trình thần tốc nhưng kỹ lưỡng để đột phá năng lượng cho kỷ nguyên vươn mình

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thuỷ điện

404 thí sinh thi tìm hiểu pháp luật về đấu thầu và đầu tư xây dựng của EVNCPC

TP. Hồ Chí Minh tăng tốc hoàn thành các dự án xây dựng lưới điện

Cần hiểu đúng: Kết nối dữ liệu đầu mối chưa hoá giải được số liệu ảo trên thị trường xăng dầu

Sửa chữa lớn, nâng cao hiệu suất vận hành tại các nhà máy điện EVNGENCO2

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Chuyên gia năng lượng nguyên tử khuyến nghị gì?

Phú Thọ và ngành điện tìm giải pháp gỡ vướng các dự án lưới điện truyền tải

Điện lực miền Nam đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối