Nhìn lại gần 1 năm sửa đổi Luật Điện lực - hành trình thần tốc nhưng kỹ lưỡng để đột phá năng lượng cho kỷ nguyên vươn mình

Chiều ngày 30/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) sau hành trình gần một năm quyết liệt, thần tốc nhưng rất kỹ lưỡng
Quốc hội chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) Những chính sách mới của Nhà nước về phát triển điện lực tại Luật Điện lực (sửa đổi) Luật Điện lực (sửa đổi) đã thể hiện sự kỹ lưỡng, công phu với tinh thần trách nhiệm cao

Sau hành trình gần một năm, chiều ngày 30/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), với tỷ lệ đại biểu tán thành lên tới 91,65%. Đây là một thành công vô cùng quan trọng, khẳng định sự nỗ lực và tâm huyết của những người tham gia xây dựng bộ luật, trong đó Bộ Công Thương đóng vai trò chủ lực, dẫn dắt quá trình này.

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả những dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), để quý vị có thể hiểu rõ hơn về sự công phu, quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc hoàn thiện một công trình pháp lý có ảnh hưởng sâu rộng đối với ngành điện lực và tương lai năng lượng của quốc gia.

Khởi đầu hành trình nhiều thử thách

Quá trình sửa đổi Luật Điện lực đã được khởi động từ cuối năm 2023 và mỗi giai đoạn trong tiến trình ấy là một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống pháp lý đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành điện trong bối cảnh kinh tế và năng lượng toàn cầu đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng.

Nhìn lại hành trình gần 1 năm xây dựng Luật Điện lực đầy công phu, kỹ lưỡng
Trong suốt quá trình xây dựng luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên luôn theo sát từng bước tiến, đôn đốc, động viên từng cá nhân, tổ chức nỗ lực hết mình vì lợi ích chung của cả dân tộc, vì tính cấp bách của việc xây dựng luật này. - Ảnh: Cấn Dũng

Ngày 1/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 203/NQ-CP, chính thức khởi đầu cho hành trình sửa đổi Luật Điện lực. Nghị quyết này không chỉ đơn thuần là một văn bản hành chính, mà còn là dấu mốc quan trọng trong quá trình cải cách ngành điện lực Việt Nam. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn năng lượng và xây dựng một thị trường điện minh bạch, bền vững. Nghị quyết yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ và trình Quốc hội xem xét thông qua dự án sửa đổi vào kỳ họp tháng 10/2024, tạo ra một mục tiêu rõ ràng và cấp bách. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên được giao trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo toàn bộ quá trình soạn thảo dự án sửa đổi này. Sự kiện này khởi động một loạt các hoạt động khẩn trương và quyết liệt để đáp ứng yêu cầu đặt ra của Chính phủ.

Nhìn lại hành trình gần 1 năm xây dựng Luật Điện lực đầy công phu, kỹ lưỡng
Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025 - Ảnh: VP Quốc hội

Ngay sau đó, vào ngày 6/12/2023, Bộ Công Thương đã gửi hồ sơ đề nghị bổ sung Luật Điện lực (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật của năm 2024. Hồ sơ này bao gồm các báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Điện lực từ năm 2005, đánh giá tác động của các chính sách hiện hành, cùng với các giải trình về các ý kiến của các thành viên Chính phủ liên quan. Việc trình hồ sơ này là bước đi đầu tiên trong quá trình xác định những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của luật hiện hành, nhằm hướng đến một nền điện lực phát triển hơn trong tương lai.

Vào ngày 22/1/2024, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ chương trình xây dựng luật, trong đó có dự án sửa đổi Luật Điện lực. Một tháng sau đó, vào ngày 5/3/2024, Chính phủ chính thức trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục quá trình thẩm tra và góp ý. Ngày 26/1/2024, Bộ Công Thương đề xuất thành lập Ban soạn thảo dự án sửa đổi. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo dự thảo luật và tổ chức các cuộc họp, hội thảo tham vấn ý kiến từ các bên liên quan.

Tăng tốc xây dựng dự thảo

Với sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Ban soạn thảo dự án luật đã nhanh chóng được thành lập chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. Vào ngày 21/2/2024, Bộ Công Thương đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để bắt đầu công việc soạn thảo dự án luật. Ban soạn thảo gồm 47 thành viên, với sự tham gia của các bộ, ngành và các tập đoàn lớn như EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) và PVN (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Đây là sự kết hợp giữa các chuyên gia, các nhà quản lý và các doanh nghiệp lớn trong ngành để đảm bảo dự án luật sẽ phản ánh đầy đủ các nhu cầu thực tế của ngành điện và đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.

Nhìn lại gần 1 năm sửa đổi Luật Điện lực - hành trình thần tốc nhưng kỹ lưỡng để đột phá năng lượng cho kỷ nguyên vươn mình
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia cùng các đại biểu quốc hội bấm nút thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) chiều 30/11 - Ảnh: VP Quốc hội

Một trong những điểm nổi bật trong quá trình sửa đổi là sự chú trọng vào việc xác định những thách thức mà Luật Điện lực 2004 gặp phải. Luật này đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay khi các vấn đề về năng lượng tái tạo, cơ chế giá điện, và thị trường cạnh tranh không được quy định đầy đủ. Vì vậy, vào ngày 15/3/2024, cuộc họp đầu tiên của Ban soạn thảo đã được tổ chức tại Bộ Công Thương dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Tại cuộc họp này, các thành viên đã thảo luận về những vấn đề cần phải được điều chỉnh trong dự thảo sửa đổi. Tại cuộc họp này, với trọng trách là người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã xác định rõ ràng sáu nhóm chính sách lớn và phân chia công việc cho từng bộ phận trong Ban soạn thảo và yêu cầu quyết liệt trong thực hiện hoàn thành tiến độ dự án luật.

Ngay sau cuộc họp này, Ban soạn thảo đã tiếp tục triển khai công việc với sự hỗ trợ từ các bộ, ngành và các tổ chức xã hội. Vào ngày 18/3/2024, các thành viên được yêu cầu gửi góp ý cho Dự thảo 1 trước ngày 20/3/2024. Đây là bước quan trọng trong quá trình xây dựng dự thảo, giúp thu thập các ý kiến từ các bên liên quan để hoàn thiện hơn nữa nội dung dự án. Đến hạn, đã có 19 văn bản góp ý được gửi về, thể hiện sự đồng thuận và trách nhiệm cao từ các cơ quan tham gia. Cục Điều tiết điện lực cũng đã tổng hợp các ý kiến này và chuẩn bị cho việc xây dựng Dự thảo 2.

Liên tục tham vấn rộng rãi, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp

Cuối tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành công văn chính thức yêu cầu lấy ý kiến từ các cơ quan liên quan. Đây là một bước quan trọng trong việc mở rộng quá trình tham vấn rộng rãi góp ý xây dựng Luật Điện lực sửa đổi. Các cuộc hội thảo, diễn đàn đã được tổ chức để liên tục thu thập các ý kiến từ các chuyên gia và đại diện các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm xây dựng một dự thảo luật thật sự phù hợp với thực tế và đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành điện bền vững.

Nhìn lại hành trình gần 1 năm xây dựng Luật Điện lực đầy công phu, kỹ lưỡng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: EVNEIC

Quá trình xây dựng dự án sửa đổi Luật Điện lực tiếp tục được đẩy mạnh với việc tổ chức hàng loạt hội thảo và thu thập ý kiến từ các bộ, ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan. Đặc biệt, vào ngày 23/4/2024, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã thông qua Nghị quyết số 156-NQ/BCSĐ, chính thức đưa nội dung sửa đổi Luật Điện lực vào chương trình nghị sự của Bộ Công Thương.

Tiến trình thu thập ý kiến và tổ chức hội thảo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong tháng 5 và tháng 6 năm 2024. Một loạt báo cáo, hội thảo đã được tổ chức ở cả ba miền đất nước và kết thúc vào ngày 21/5, nhằm thu thập phản hồi từ cộng đồng, các nhà đầu tư và các chuyên gia. Đến cuối tháng 5, tổng cộng 105 văn bản góp ý về dự thảo luật đã được Cục Điều tiết Điện lực thu thập, giúp xây dựng một cái nhìn toàn diện về các vấn đề cần cải cách trong dự thảo luật. Báo cáo tổng hợp các ý kiến này đã được trình lên Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vào cuối tháng 5 và được giải trình trong các cuộc họp thẩm tra tiếp theo.

Trong tháng 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 129/2024/QH15 vào ngày 8/6, chính thức đưa dự án sửa đổi Luật Điện lực vào chương trình xây dựng luật năm 2024. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã gửi hồ sơ dự án luật đến Bộ Tư pháp thẩm định và đăng tải dự thảo công khai trên các cổng thông tin điện tử, tạo điều kiện cho sự minh bạch trong quá trình xây dựng luật.

Nhìn lại hành trình gần 1 năm xây dựng Luật Điện lực đầy công phu, kỹ lưỡng
Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng một số quan điểm lớn trong sửa đổi Luật Điện lực

Quá trình sửa đổi Luật Điện lực đạt đến một khối lượng công việc đồ sộ vào tháng 7/2024 khi Chính phủ và Bộ Công Thương hoàn tất các thủ tục trình dự án lên Quốc hội. Chính phủ tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận và phản hồi ý kiến, nhằm đảm bảo tiến độ trình lên Quốc hội vào kỳ họp tháng 10/2024. Các cuộc họp, hội thảo liên tục diễn ra liền sau đó để đảm bảo rằng dự thảo luật sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của ngành điện lực trong những năm tới.

Dấu mốc lịch sử cho ngành điện trong kỷ nguyên vươn mình

Trong suốt các tháng 8, 9, 10 quá trình hoàn thiện hồ sơ tiếp tục được thực hiện và trình Quốc hội với tinh thần quyết liệt của cả hệ thống. Đến chiều 30/11, Luật Điện lực (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với tỉ lệ tán thành cao – 91,65%.

Theo Cục Điều tiết điện lực, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025, gồm 9 Chương, 81 Điều, đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) nhìn nhận, Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024 đã bao quát được các chính sách lớn như: Quy hoạch điện lực, thị trường điện và phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan, bổ sung nhiều quy định để tháo gỡ những điểm nghẽn đã tồn tại trong thời gian dài, như cơ chế thực hiện các dự án điện khẩn cấp; làm rõ cơ chế xử lý, thay thế đối với các dự án điện chậm tiến độ.

Nhìn lại hành trình gần 1 năm xây dựng Luật Điện lực đầy công phu, kỹ lưỡng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phải hoàn thiện thật tốt Luật Điện lực (sửa đổi) để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của đất nước - Ảnh: Cấn Dũng

Trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi, nhiều chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Điện lực là vấn đề mang tính cấp bách và cần sớm được thông qua nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội theo những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời phù hợp với định hướng Zero carbon toàn cầu mà Việt Nam đã cam kết.

Có thể nói, hành trình sửa đổi Luật Điện lực là một quá trình gấp rút và nhiều khó khăn, đan xen giữa các giai đoạn nghiên cứu, tham vấn và thẩm định. Nhưng quan trọng hơn, nó là kết quả của sự quyết tâm, tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng. Đây chắc chắn sẽ là một chương mới cho ngành điện lực Việt Nam, với những quy định minh bạch, hiện đại và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương đốc thúc xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị các địa phương, doanh nghiệp liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

EVN tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong truyền thông tiết kiệm điện, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
PC Lào Cai: Khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

PC Lào Cai: Khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai tăng cường kiểm tra, xử lý suy hao cáp quang, đảm bảo truyền dẫn ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh...
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính đến 31/3/2025, các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới gần 5,75 tỷ kWh
Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng đang trở thành yếu tố then chốt giúp các quốc gia trên thế giới chuyển đổi bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Báo cáo mới nhất hé lộ tiềm năng hơn 1.000 GW điện gió ngoài khơi, tạo nền tảng cho Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng xanh khu vực.
Nhu cầu điện tăng, Mỹ huy động mọi nguồn năng lượng

Nhu cầu điện tăng, Mỹ huy động mọi nguồn năng lượng

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ sẽ cần đến tất cả các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng.
Thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long

Thu hồi giấy phép phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1033/QĐ-BCT thu hồi Giấy xác nhận đủ kiều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty CP Dầu khí Nam Long.
Doanh nghiệp xăng dầu phải số hóa hoàn toàn trước ngày 30/4/2025

Doanh nghiệp xăng dầu phải số hóa hoàn toàn trước ngày 30/4/2025

Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp xăng dầu hoàn thành việc số hoá trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trước ngày 30/4/2025.
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Bài 2 - Chung sức gỡ nút thắt mặt bằng

Cùng với sự quyết liệt trên công trường, cán bộ địa phương cùng EVN cũng đang hối hả trên mặt trận giải phóng mặt bằng đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Bài 1: Những người thợ bám rừng kết nối nguồn sáng

Không quản ngại khó khăn của địa hình, thời tiết, những cán bộ, kỹ sư, công nhân vẫn bám trụ ngày đêm, miệt mài thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

NSMO gấp rút triển khai phương án cung cấp điện mùa nắng nóng

Theo dự báo, từ cuối tháng 5, nắng nóng sẽ trở nên khắc nghiệt, kéo theo nhu cầu điện. Trước tình hình này, NSMO đã lên phương án cung cấp điện.
EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

EVNNPC: Đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Vừa qua, EVNNPC, đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm Trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang
Nhiệt điện Nghi Sơn ứng dụng nhiều công nghệ mới trong hiệu chỉnh Lò hơi - Tuabin

Nhiệt điện Nghi Sơn ứng dụng nhiều công nghệ mới trong hiệu chỉnh Lò hơi - Tuabin

Trước làn sóng số hóa, Nhiệt điện Nghi Sơn ứng dụng công nghệ hiện đại hiệu chỉnh Lò hơi - Tuabin, tăng hiệu suất, giảm phát thải và tối ưu vận hành.
Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Từ 24 - 26/4, sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025 và Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025.
Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Chính phủ Anh mới đây cho biết, các doanh nghiệp đầu tư, cung cấp năng lượng sạch sẽ được ưu tiên kết nối với lưới điện.
Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Chuyển đổi năng lượng: Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi?

Thảo luận về giải pháp đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi năng lượng hiệu quả, nhiều diễn giả đặt câu hỏi “Ai dẫn dắt, ai hưởng lợi trong quá trình này?".
Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Lưới điện truyền tải không bị ảnh hưởng bởi cháy rừng tại Kim Bảng

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cho biết, cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Đức đã phê duyệt các dự án điện gió trên bờ mới với tổng công suất hơn 4.000 megawatt (MW) và lắp đặt thêm hơn 1.000 MW trong quý I năm 2025.
Thực hiện Nghị quyết 55 ở Vĩnh Phúc! Bài cuối: Từ tiết kiệm đến tái cấu trúc ngành công nghiệp

Thực hiện Nghị quyết 55 ở Vĩnh Phúc! Bài cuối: Từ tiết kiệm đến tái cấu trúc ngành công nghiệp

Để thực hiện Nghị quyết 55 hiệu quả, Vĩnh Phúc từng bước chuyển đổi mô hình năng lượng và tái cấu trúc công nghiệp theo hướng xanh, sạch, thông minh.
Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện lực Việt Nam với nhiều điểm nhấn.
Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện không phải trào lưu nhất thời, mà là trách nhiệm lâu dài với đất nước, môi trường và thế hệ tương lai. Trách nhiệm ấy thuộc về tất cả chúng ta.
Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 768/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có nêu rõ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam đến 2030 và 2050.
Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Ngành điện lực châu Âu đã thải ra lượng khí CO₂ nhiều hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 so với bất kỳ quý nào kể từ đầu năm 2023.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Mobile VerionPhiên bản di động