Thứ ba 19/11/2024 01:15

Hà Nội đẩy mạnh xúc tiến thương mại với Viêng Chăn

Hội nghị phát triển làng nghề, vùng nguyên liệu, kết nối tiêu thụ, sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023 đã nâng tầm quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Lào.

“Hội nghị phát triển làng nghề, vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023” và chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại Hà Nội - Viêng Chăn diễn ra từ 20-24/4/2023 tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã đưa mối quan hệ thương mại Hà Nội - Viêng Chăn lên một tầm cao mới.

Đoàn đại biểu dự Hội nghị "Phát triển làng nghề, vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023”.

“Hội nghị phát triển làng nghề, vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn 2023” với sự tham gia của 29 doanh nghiệp của thành phố Hà Nội bao gồm các Hội, hiệp hội các nghệ nhân đại diện cho nhiều làng nghề nổi tiếng của Hà Nội như: Lụa Vạn Phúc, sừng mỹ nghệ Thụy Ứng, sơn mài Hạ Thái Duyên Thái, mây tre đan Phúc Vịnh, gốm Bát Tràng, khảm trai chuyên Mỹ…; các doanh nghiệp chế biến nông sản, các doanh nghiệp thương mại… cùng trên 100 doanh nghiệp của Lào.

Tại hội nghị, hai bên đã trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển làng nghề, liên kết phát triển vùng nguyên liệu; kết nối tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, nông sản thực phẩm… giữa các doanh nghiệp, nghệ nhân làng nghề của hai Thủ đô.

Đặc biệt, thông qua Hội nghị đã có 12 Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) đã được ký giữa doanh nghiệp Hà Nội với doanh nghiệp Lào (nội dung Hợp tác, chuyển giao giống, kỹ thuật và phát triển vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu, bao tiêu đầu ra sản phẩm: thân cây chuối, ớt, gừng, tiêu, cà phê, mì...) mở ra cơ hội, hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp của 2 bên.

Cụ thể có 3 Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu của doanh nghiệp Hà Nội tại Lào; 8 Biên bản ghi nhớ hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ Lào sang Việt Nam; 1 Biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm từ Việt Nam sang Lào.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Thủ đô Hà Nội không ngừng vun đắp, tăng cường các hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Thủ đô Viêng Chăn và nhiều địa phương khác của Lào. Trong đó, hợp tác kinh tế trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ giữa hai Thủ đô của hai nước và ngày càng bền chặt và khởi sắc.

Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Lào đang phát triển vượt bậc: Năm 2022, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 180 triệu USD, tăng 52,5% so với năm 2021. Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư 214 dự án tại Lào với tổng số vốn 5,34 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.

Lào luôn duy trì vị trí thứ nhất trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án của Việt Nam tại Lào đang phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như thủy điện, cơ sở hạ tầng, hàng không, tài chính, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp…, đóng góp tích cực nhiều mặt cho kinh tế - xã hội của Lào.

Về phía Lào, lũy kế đến nay, tổng vốn FDI đăng ký của Lào vào thành phố Hà Nội là 10,5 triệu USD, trong đó có 5 dự án cấp mới với vốn đăng ký là 4,34 triệu USD; 4 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn 6,172 triệu USD.

Hợp tác thương mại giữa thành phố Hà Nội và Lào ngày càng khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của Hà Nội sang Lào ước đạt 200 triệu USD (chiếm tỷ trọng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 20% so với năm 2021. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Lào năm 2022 là khoáng sản (chiếm tỷ trọng 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang Lào); cơ kim khí (chiếm tỷ trọng 14,4%); linh kiện điện tử - vi tính (chiếm tỷ trọng 5,3%).

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022 từ Lào ước đạt 211 triệu USD (chiếm tỷ trọng 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội năm 2022), tăng 12,6% so với năm 2021. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Lào năm 2022: nông sản các loại (chiếm tỷ trọng 14,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Lào); phân bón các loại (chiếm tỷ trọng 12,2%); thực phẩm (chiếm tỷ trọng 6%).

Lập Bùi
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD