Chủ nhật 22/12/2024 22:15

Hà Nội: Chủ động các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả

Hà Nội sắp bước vào những tháng hè, nhu cầu sử dụng điện chắc chắn sẽ tăng cao. Nhằm bảo đảm ổn định cung ứng điện, giúp cho các hộ gia đình, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, ngành điện Hà Nội đang triển khai đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, an toàn hiệu quả.

Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu quan trọng

Ông Lê Ánh Dương- Phó Tổng giám đ.ốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả là yêu cầu quan trọng trong bối cảnh nguồn cung điện thiếu, nhất là vào cao điểm mùa hè. Chính vì vậy việc tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm được ngành điện Thủ đô triển khai bằng nhiều hình thức, như qua hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến, tổ chức hội thi, trên các phương tiện truyền thông... Cùng với đó, ngành Điện triển khai các phương án kỹ thuật, như thay thế toàn bộ công tơ cơ khí bằng công tơ điện tử, kết hợp lập cơ sở dữ liệu đo đếm hằng ngày cho từng nhóm khách hàng...

Hà Nội thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả

Cụ thể, năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xây dựng website http://sudungdien.evn.com.vn, lập danh sách các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm (khách hàng có mức tiêu thụ bình quân từ 3 triệu kWh/năm trở lên) để theo dõi và khuyến cáo phương án sử dụng điện hợp lý, hiệu quả. Nhờ vậy, trong năm 2020, Hà Nội đã tiết kiệm được khoảng 430,8 triệu kWh điện, bằng 2,15% sản lượng điện thương phẩm, tương ứng khoảng 870 tỷ đồng.

Để triển khai hiệu quả việc sử dụng điện tiết kiệm, bà Nguyễn Thị Thu Phương - Trưởng ban Truyền thông EVNHANOI bày tỏ, hiện việc sử dụng điện tiết kiệm vẫn còn phụ thuộc vào nhận thức của người tiêu dùng. Một trong những thói quen phổ biến của người dân là không tắt đèn khi rời khỏi phòng hay không rút phích điện khi không sử dụng thiết bị. Thực tế, các thiết bị điện tử, đồ gia dụng vẫn tiêu thụ năng lượng khi đã tắt nhưng không rút phích cắm điện. "Nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ ở khu vực thành thị rất cao. Chỉ cần mỗi gia đình tiết kiệm khoảng 10% lượng điện tiêu thụ bằng cách sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ mới (như công nghệ inverter) thì sản lượng điện tiết kiệm không hề nhỏ", bà Nguyễn Thị Thu Phương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho hay, khoảng 30% sản lượng điện tiêu thụ dành cho chiếu sáng, bao gồm cả chiếu sáng dân dụng và công cộng. Tiết kiệm một nửa sản lượng điện dùng cho mục đích này tương đương với việc không phải đầu tư xây một nhà máy điện công suất khoảng 4.000MW.

Tập trung vào các giải pháp trọng tâm

Việc đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện không những giúp cho các hộ gia đình, cơ quan, công sở giảm chi phí mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung ứng điện. Bởi hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu than cho phát điện và dự kiến tới năm 2023 sẽ phải nhập khẩu cả khí hóa lỏng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, với kịch bản tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa bình quân 7%/năm thì nhu cầu năng lượng đến năm 2025 là 352 tỷ kWh và đến 2035 là 506 tỷ kWh điện; tương ứng cần khoảng 130.000MW công suất nguồn điện vào năm 2030. Đây là một thách thức rất lớn đặt ra cho ngành năng lượng Việt Nam.

Thông tin về kế hoạch thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2021, ông Lê Ánh Dương cho biết, EVN HANOI đang tiếp tục triển khai đồng bộ biện pháp tuyên truyền đến từng hộ gia đình, đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở sản xuất… gắn với các giải pháp kỹ thuật vận hành, kiểm tra, giám sát. “Với các hộ gia đình, ngành điện sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, phát động phong trào “Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng”, phấn đấu mỗi quận có 500 hộ, mỗi huyện có 300 hộ đạt gia đình sử dụng điện tiết kiệm tiêu biểu. Hiện, chúng tôi đang phối hợp tổ chức chiến dịch Giờ trái đất năm 2021. Đây là sự kiện thường niên có ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng về tiết kiệm năng lượng”, ông Lê Ánh Dương nêu cụ thể.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND về tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ. UBND thành phố yêu cầu, các cơ quan, công sở, tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện... hàng năm tiết kiệm tối thiểu 5% tổng điện năng tiêu thụ. Đối với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng, tòa nhà chung cư phải giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo, trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối theo yêu cầu của cơ quan điện lực địa phương...

UBND thành phố cũng đề nghị các hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, như: Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện. Thành phố khuyến khích các đơn vị, cá nhân lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện…

Với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, thành phố đề nghị ưu tiên sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao; sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để dùng vào giờ cao điểm. Ngoài ra, việc lắp đặt các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo quy mô cũng là một giải pháp giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ và thậm chí có thể bán lại nguồn điện.

Ngoài ra, UBND thành phố sẽ hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, công trình xây dựng, chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình...; tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: EVNHANOI

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN