Chủ nhật 22/12/2024 21:51

Hà Nội: 80 cây hoa sữa được đề nghị di dời vì "mùi quá nồng"

UBND quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa đề xuất di dời 80 cây hoa sữa trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh vì "mùi quá nồng" ảnh hưởng đến cư dân.

Ngày 26/10, theo thông tin từ Ban Quản lý dự án quận Đống Đa (thuộc UBND quận Đống Đa, TP Hà Nội), quận đang xin ý kiến các cơ quan liên quan nhằm hoàn thiện phương án triển khai dự án chỉnh trang tuyến phố Nguyễn Chí Thanh đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hè đường, cây xanh, chiếu sáng…

Theo đó, quận Đống Đa đang kiến nghị cơ quan có thẩm quyền của thành phố cho phép di chuyển khoảng 80 cây hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh, thay thế bằng các cây khác phù hợp hơn… để hạn chế mùi hương đậm đặc của hoa sữa, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Hàng cây hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh đang được UBND quận Đống Đa đề nghị di dời

Đối với phương án đánh chuyển, chặt hạ cây xanh, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng chính quyền sở tại cần xây dựng tiến độ thực hiện, tính khả thi khi áp dụng quy trình kỹ thuật trong việc dịch chuyển các cây hoa sữa có khối lượng lớn, khả năng bảo tồn và chăm sóc cây sau dịch chuyển.

Theo Sở Xây dựng, việc dịch chuyển, chặt hạ cây xanh là "vấn đề nhạy cảm, phức tạp, được dư luận, người dân quan tâm" nên cơ quan này đề nghị UBND quận Đống Đa thông tin rộng rãi để việc trồng, thay thế cây hoa sữa bằng loại cây khác được dư luận, người dân ủng hộ.

Đối với phương án đánh chuyển, chặt hạ cây xanh, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng chính quyền sở tại cần xây dựng tiến độ thực hiện, tính khả thi khi áp dụng quy trình kỹ thuật trong việc dịch chuyển các cây hoa sữa có khối lượng lớn, khả năng bảo tồn và chăm sóc cây sau dịch chuyển.

Theo Sở Xây dựng, việc dịch chuyển, chặt hạ cây xanh là "vấn đề nhạy cảm, phức tạp, được dư luận, người dân quan tâm" nên cơ quan này đề nghị UBND quận Đống Đa thông tin rộng rãi để việc trồng, thay thế cây hoa sữa bằng loại cây khác được dư luận, người dân ủng hộ.

Đã từng là mùi hương "nồng nàn" trong những tình khúc về Hà Nội, hoa sữa được coi như là một biểu tượng của mùa thu Hà Nội, thì nay cái mùi "nồng nàn" đó khiến cư dân sống gần các cây hoa sữa lại không thể chịu đựng được. Và sự "nồng nàn" đó đã khiến người dân đưa ra ý kiến đề nghị chính quyền cấp sở tại di dời những cây hoa sữa này đi nơi khác.

Chị Nguyễn Thị Hoa, tại ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh cho biết, nếu như chỉ trồng mỗi tuyến phố 1- 2 cây hoa sữa thôi thì chắc chắn mùi thơm thoang thoảng thay vì cả dãy phố là hàng cây hoa sữa dày đặc thì mùi không dễ chịu chút nào. Cứ đến mùa này gia đình chúng tôi đều phải đóng cửa vì "sợ mùi thơm nồng nàn" của hoa sữa.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Hoa sữa

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững