Hà Giang: Giải quyết “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội

Thay vì những cung đường được xem như thử thách với người tham gia giao thông; đường lên với các huyện, xã ở Hà Giang hôm nay đã rộng đẹp và thuận lợi hơn rất nhiều. Có được kết quả này là do Hà Giang đã chủ động xác định phát triển giao thông vận tải là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Nhiệm vụ hàng đầu

Năm 1991, khi tỉnh Hà Giang tái lập, mạng lưới giao thông của địa phương nơi địa đầu chủ yếu là đường bộ được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX. Bốn quốc lộ: quốc lộ 2, quốc lộ 279, quốc lộ 34, quốc lộ 4C, tổng chiều dài 452km, mới có 159km được láng nhựa (chiếm gần 35%). Trên các tuyến có 17 cầu, chủ yếu là cầu nhỏ, hẹp. Các tuyến đường tỉnh về các huyện đa phần là đường đất, tỷ lệ được láng nhựa chỉ 8,5%. Hơn 1.250km đường giao thông nông thôn mới có 12km được láng nhựa (chiếm 0,9%), cấp phối đá dăm 15km, còn lại là đường đất. Ngoài ra, chỉ có duy nhất một bến phà qua sông Lô (phà Sảo), còn lại là đò ngang, vận chuyển bằng phương pháp thủ công. Việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa.

Một đoạn đường ở trung tâm huyện Quản Bạ (Hà Giang)
Một đoạn đường ở trung tâm huyện Quản Bạ (Hà Giang)

Với tư duy “kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, thì nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững”… Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang xác định việc phát triển giao thông vận tải là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, cần được quan tâm đặc biệt.

Trải qua 30 năm, 6 kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, hạ tầng giao thông của Hà Giang luôn được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phân kỳ đầu tư hợp lý, lựa chọn giải pháp thiết kế phù hợp... Đồng thời, khắc phục điều kiện của tỉnh miền núi còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư còn hẹn hẹp, Hà Giang đã có nhiều hình thức thu hút các thành phần kinh tế, các nhà tài trợ xây dựng được một số cầu dân sinh và đường bê tông, tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các vùng, các địa phương trong toàn tỉnh phát triển.

Tính đến năm 2021, các điểm nghẽn lớn về giao thông như: quốc lộ 279, quốc lộ 4C, quốc lộ 34, đường Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đường Xín Mần - Bắc Hà, đường tỉnh 176B, 183, các tuyến đường đến trung tâm xã…, của Hà Giang đã cơ bản được xử lý. Hệ thống đường quốc lộ thường xuyên được đầu tư xây dựng, bảo trì, giao thông đi lại tương đối thuận tiện. Hiện, Hà Giang đang tích cực phối hợp lập các thủ tục đề nghị Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ đưa vào quy hoạch tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và tuyến cao tốc Cửa khẩu Thanh Thủy - Tuyên Quang để triển khai thực hiện.

Bên cạnh hệ thống quốc lộ, hệ thống đường tỉnh cơ bản đã đáp ứng kết nối giao thông giữa các huyện; công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ được quan tâm thực hiện thường xuyên; các trục giao thông đô thị quan trọng tiếp tục được hoàn thiện. Các tuyến đường ra cửa khẩu cũng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo giao thông thuận lợi như: Đường từ quốc lộ 2 ra Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đường ra cửa khẩu Xín Mần - Đô Long; đường nối tới 4 cửa khẩu tiểu ngạch...

Đáng ghi nhận là, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Giang đã đầu tư xây dựng được 1.790km đường; xây mới, cải tạo 2.590 cầu, cống dân sinh. Chương trình xây dựng cầu dân sinh đạt kết quả cao, đến nay đã xây dựng được 83 cầu, phấn đấu đến hết năm 2025 xây dựng được 186 cầu theo kế hoạch.

Dốc Thẩm Mã – cung đường huyền thoại, địa điểm chụp hình được các du khách yêu thích khi đến với Hà Giang
Dốc Thẩm Mã – cung đường huyền thoại, địa điểm chụp hình được các du khách yêu thích khi đến với Hà Giang

Khó khăn khi giải quyết “điểm nghẽn”

Thực tế, phát triển hạ tầng giao thông là vấn đề nan giải với Hà Giang - bởi Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, địa chất dễ sạt lở, diễn biến thời tiết bất thường, dân cư phân bổ không đều, xa các trung tâm kinh tế - chính trị của đất nước, nền kinh tế kém phát triển. Trong khi đó, nguồn lực để đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông còn rất hạn hẹp.

Số liệu từ Sở Giao thông Vận tải cho thấy, 5 năm qua, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và bảo trì dành cho Hà Giang chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với nhu cầu và quy hoạch. Thêm vào đó, Luật Đầu tư công thắt chặt; vốn tín dụng hạn chế, vốn bố trí cho dự án không đủ, cơ chế quản lý còn bất cập, chồng chéo đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và chất lượng các công trình giao thông của Hà Giang.

XXây dựng đường nông thôn mới ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Xây dựng đường nông thôn mới ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Xác định, việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ tiếp tục là yếu tố quan trọng, có tính quyết định, giải quyết “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá. Trong đó, đặt ra các mục tiêu: tích hợp phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải vào quy hoạch tỉnh đảm bảo chất lượng, có tầm nhìn chiến lược; tiếp tục đầu tư, nâng cấp xây dựng các tuyến đường quan trọng; quy hoạch bến cảng thủy nội địa trên các lòng hồ thủy điện, bến đò ngang sông để vận tải hàng hóa, hành khách và kết hợp phát triển du lịch; phấn đấu hoàn thành 100% các thôn biên giới có đường giao thông đến trung tâm đạt chuẩn nông thôn mới; trên 90% số thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa hoặc rải nhựa và từng bước được bảo trì theo quy trình; hoàn thành toàn bộ 186 cầu dân sinh thuộc chương trình quản lý tài sản đường địa phương; xây dựng 24 cầu treo dân sinh thay thế các bến đò để phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và an toàn cho việc đi lại trong mùa mưa lũ.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, hết sức nặng nề, ngành giao thông vận tải Hà Giang đề nghị: Ưu tiên nguồn lực cao nhất để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông ở tất cả các cấp ngân sách. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và chính quyền địa phương nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, chính quyền đối với việc bảo vệ và phát triển hạ tầng giao thông.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động