Thứ hai 23/12/2024 04:11

GS.TS Tô Trung Thành: "Giảm thuế, phí hiệu quả hơn hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ"

GS.TS Tô Trung Thành, trường Đại học KTQD, nhận định đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế GTGT mang tính chất phủ rộng, tiếp cận được nhiều đối tượng và nhiều DN.

Để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%, dự kiến áp dụng từ 1/7 đến hết năm nay. Nếu Quốc hội thông qua đề xuất của Bộ Tài chính, thuế giá trị gia tăng sẽ giảm từ 10 xuống còn 8% thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp.

GS.TS Tô Trung Thành: 'Giảm thuế, phí hiệu quả hơn hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ'
Theo Bộ Tài chính, để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai thực hiện cho năm 2023 (gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu), việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.

Trong văn bản mới nhất trả lời Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoàn toàn đồng tình với việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% vào thời điểm này để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

VCCI nhận định trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam, việc sử dụng chính sách tài khoá mang tính phổ cập như giảm thuế giá trị gia tăng là rất phù hợp.

Cùng với đó, VCCI cũng đồng tình với việc giảm thuế đối với toàn bộ các hàng hoá, dịch vụ thay vì chỉ giảm đối với hầu hết hàng hoá dịch vụ như Nghị quyết 43/2022/QH15.

Theo VCCI, thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 43 và Nghị định 15 cho thấy việc chỉ giảm thuế với một số mặt hàng mà không giảm với một số khác khiến việc kê khai và nộp thuế trở nên vô cùng phức tạp. Các doanh nghiệp và cơ quan thuế, cơ quan hải quan đều lo ngại việc xác định không đúng mặt hàng sẽ dẫn đến nguy cơ bị xử phạt, xử lý kỷ luật sau này. Do đó, việc giảm thuế cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ là hợp lý.

Một điểm lưu ý được VCCI chỉ ra đó là dự thảo quy định thời điểm bắt đầu áp dụng chính sách giảm thuế là ngày Nghị quyết này được ban hành. Trước đó, Nghị quyết 43 cũng quy định thời điểm áp dụng là từ ngày ban hành (11/1/2022) nhưng khi triển khai, một số doanh nghiệp phản ánh tình trạng họ không cập nhật kịp thời sự thay đổi thuế suất vào ngày 11/1/2022. Nhiều doanh nghiệp đã phải sửa hoá đơn giá trị gia tăng, sửa tờ khai hải quan, điều chỉnh sổ sách kế toán và hoàn trả tiền cho khách hàng khá vất vả. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng, thời điểm có hiệu lực của chính sách này là một ngày sau khi ban hành.

Đề xuất giảm thuế GTGT của Bộ Tài chính là cần thiết để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Trao đổi với VietnamFinance, GS.TS Tô Trung Thành, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết ông đồng tình với đề xuất giảm thuế VAT do chính sách này mang tính chất phủ rộng, tiếp cận được nhiều đối tượng và nhiều doanh nghiệp.

GS.TS Tô Trung Thành đánh giá việc hỗ trợ về phí và thuế là một trong những hỗ trợ quan trọng nhất hiện nay, chứ không phải là các gói hỗ trợ về lợi nhuận hay hỗ trợ về thị trường bởi tình hình kinh tế thế giới hiện khá xấu, thị trường đầu ra rất kém.

Điều này được thể hiện rõ thông qua kết quả của tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu quý I/2023 chỉ đạt 154,27 tỷ USD, giảm tới 13,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ tăng 15%. Đạc biệt, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng chủ lực như: điện thoại và linh kiện; máy vi tính; sản phẩm điện tử; dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ đều giảm mạnh.

Bên cạnh đó, GS.TS Tô Trung Thành cũng cho rằng trong thời điểm khó khăn như hiện nay, chính sách tiền tệ không phải chính sách quan trọng nhất mà chính sách tài khoá và hỗ trợ doanh nghiệp mới là điều quan trọng nhất và chính sách tiền tệ cần phải hỗ trợ phối hợp hiệu quả với tài khoá.

"Theo quan điểm của tôi, những chính sách không phát huy được hiệu quả như gói cấp bù lãi suất 2%, chúng ta nên xem xét, cân nhắc dừng lại để điều chuyển sang chính sách khác có hiệu quả hơn, đặc biệt là tập trung vào chính sách tài khoá", GS.TS Tô Trung Thành cho hay.

Về việc đánh giá tác động của chính sách, Bộ Tài chính tính toán đề xuất này sẽ khiến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2023 thì tương đương khoảng 35.000 tỷ đồng, ông Thành cho rằng: “Chúng ta cần phải đánh đổi, đặc biệt trong khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái hoặc khó khăn, chắc chắn phải dùng các chính sách tài khoá và chấp nhận thâm hụt ngân sách”.

“Việc giảm thuế VAT sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách trước mắt nhưng về lâu dài, nhờ các tác động tích cực từ chính sách này và áp dụng thêm các biện pháp khác sẽ giúp doanh nghiệp hồi sức, điều này có thể khiến thu ngân sách có thể dôi dư, vượt xa con số hụt thu do giảm thuế VAT”, ông Thành cho hay.

Dưới góc nhìn lạc quan, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định trong bối cảnh khó khăn, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% được xem là chính sách tương đối công bằng giữa nhà nước, doanh nghiệp và công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.

vietnamfinance.vn
Bài viết cùng chủ đề: nghĩa vụ thuế

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày