Thứ sáu 22/11/2024 13:44

GRDP Đà Nẵng quý III/2022 tăng đột phá 39,15%

So với cùng kỳ 2021, GRDP Đà Nẵng quý III/2022 tăng tới 39,15%, kéo GRDP 9 tháng đầu năm 2022 của thành phố tăng 16,76%.

GRDP Đà Nẵng tăng mạnh, công nghiệp và thương mại đóng góp tích cực

Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, kết thúc quý III/2022, tình hình kinh tế - xã hội thành phố đã khởi sắc rõ nét nhờ sự phục hồi nhanh và có tính bứt phá của một số ngành, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2022.

GRDP Đà Nẵng quý III/2022 tăng tới 39,15% nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ, thương mại và công nghiệp (Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà máy sản xuất tại Đà Nẵng hồi cuối tháng 6/2022)

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố Đà Nẵng quý III/2022 tăng đến 39,15% so với cùng kỳ 2021. Điều này được lý giải là ngoài sự tăng trưởng ấn tượng của một số ngành thì còn một phần do GRDP Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng âm.

So với cùng kỳ năm 2021, khu vực dịch vụ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 48,35%; công nghiệp – xây dựng tăng 20,84%; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 7,13% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 16,74%.

Từ kết quả tăng trưởng mạnh mẽ của quý III/2022 đã kéo GRDP thành phố Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2022 tăng vọt đến 16,76% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 21,69%; công nghiệp – xây dựng tăng 7,83%; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 3,10%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,38%.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm, lĩnh vực thương mại và công nghiệp đóng góp 3,54 điểm phần trăm trong mức tăng GRDP thành phố.

Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 48,943 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng ở tất cả các nhóm hàng. Doanh thu bán buôn hàng hóa ước đạt 113.364 tỷ đồng, tăng 20,39% so với cùng kỳ năm 2021. Với mức luân chuyển hàng hóa tích cực, tổng giá trị tăng thêm (VA) của ngành bán buôn, bán lẻ tăng 15,47% so với cùng kỳ 2021, đóng góp 1,99 điểm phần trăm vào mức tăng GRDP.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được nối liền, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm ước tăng 11,67% so với cùng kỳ 2021. Riêng quý III/2022, tăng 32,16% so với cùng kỳ - mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua và có xu hướng tiếp tục tăng ở những tháng cuối năm. Tính chung lại, ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2022 tăng 9,09% so với cùng kỳ 2021, đóng góp 1,54 điểm phần trăm vào tốc độ tăng VA của toàn nền kinh tế thành phố. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo là động lực tăng trưởng của các ngành với tốc độ tăng 8,58%, đóng góp 1,28 điểm phần trăm.

Thương mại (bán lẻ, bán buôn) tại thành phố Đà Nẵng trong 9 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh, giá trị tăng thêm đóng góp 1,99 điểm phần trăm trong mức tăng GRDP

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt hơn 2,74 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 1,63 tỷ USD, tăng 27,3% và kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 1,11 tỷ USD tăng 14,1%. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì đà xuất siêu với mức 515,3 triệu USD, tăng 69,9% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp lạc quan, lấy lại đà tăng trưởng

Thống kê cho thấy trong tháng 9/2022, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 355 doanh nghiệp, chi nhánh, đơn vị trực thuộc thành lập mới với tổng vốn đăng ký 1.290 tỷ đồng, gấp 5,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 149,4% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 9 tháng đầu năm, có 3.465 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn 17.498 tỷ đồng, tăng cả về số doanh nghiệp và vốn đăng ký so với cùng kỳ 2021.

Đáng chú ý, trong 9 tháng qua đã có 1.815 doanh nghiệp tạm ngừng quay trở lại hoạt động, tăng 39,2% so với cùng kỳ 2021. Đây là tín hiệu đáng mừng của tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thành phố Đà Nẵng trong quý III/2022 cho thấy có 40% doanh nghiệp đánh giá tình ình sản xuất kinh doanh của qúy III/2022 tăng so với quý trước. 46% doanh nghiệp lạc quan tin tưởng tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 sẽ tăng lên, chỉ có 20% doanh nghiệp cho rằng sẽ giảm đi, còn lại các doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Xuất nhập khẩu thành phố Đà Nẵng duy trì đà xuất siêu, thặng dư thương mại đạt 515,3 triệu USD, tăng 69,9% so với cùng kỳ

Là đơn vị vừa xuất khẩu vừa kinh doanh thị trường nội địa, công ty TNHH Hương Quế (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) đã kín đơn hàng hết đến năm 2022 và đang xúc tiến đơn hàng cho năm 2023. Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Công ty cho biết, đà phục hồi kinh tế trong nước đã thể hiện rõ nét khi đơn hàng nội địa khôi phục đến 80%. "Sản phẩm của công ty phục vụ du lịch. Trước dịch, doanh thu nội địa chiếm 50% doanh thu của công ty, đến thời điểm hiện tại, thị trường nội địa đã khôi phục được khoảng gần 80%, đây là minh chứng rõ nét nhất của việc phục hồi kinh tế sau dịch", ông Sơn nói.

Bên cạnh thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu của công ty tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với trước dịch Covid - 19. "Chúng tôi đang có 3 đơn hàng đi thị trường Đức, Uruguay và Chi lê. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tại công ty luôn duy trì 2 con số", đại diện Công ty Hương Quế chia sẻ.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí