Thứ sáu 29/11/2024 04:41

Gỡ vướng cho cá tầm nhập khẩu

Công ước CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng. Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong khi cơ quản lý lúng túng về việc đưa ra quyết định thông quan hàng hóa, hoặc xử lý đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp, cá tầm vẫn cứ nằm chờ.

Cơ quan quản lý lúng túng

Từ những năm 2020, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm phản ánh việc cá tầm Trung Quốc ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam. Nguồn cá nhập khẩu từ Trung Quốc không chứng minh được nguồn gốc, và giá bán chỉ bằng phân nửa hoặc hai phần ba giá cá tầm trong nước. Do khó truy xuất nguồn gốc, một số cá thể cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam có thể là con lai. Điều này trái với Công ước CITES mà Việt Nam là một nước tham gia. Trong đó, CITES quy định rõ, cá tầm nhập khẩu, sản xuất thương mại phải là thuần chủng.

Cá tầm nhập khẩu không yêu cầu giấy phép CITES nhập khẩu, mà chỉ cần giấy phép xuất khẩu. Điều này tạo ra khó khăn cho cơ quan quản lý nếu đơn vị nhập khẩu không tuân thủ nghiêm các quy định

Đầu năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phát đi công văn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm. Trong văn bản có đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam. Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu cá tầm và các chính sách nhập khẩu liên quan đã được toàn ngành Hải quan thống nhất.

Vấn đề nằm ở chỗ, cơ quan Hải quan phải cần kết luận của cơ quan giám định để quyết định thông quan hay không đối với các lô hàng, tuy nhiên, các cơ quan giám định không chịu khẳng định.

Tổng cục Hải quan cũng đã liên tục làm việc với một số đơn vị liên quan để bàn phương án kiểm tra, kiểm soát các lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn. Các đơn vị đều khẳng định các loài cá tầm do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu và cá tầm thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP phải là cá tầm thuần chủng. Song, không ai đưa ra kết luận cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn (đã có kết quả giám định) là con lai hay thuần chủng do không có mẫu cá tầm thuần chủng để so sánh và đoạn gen dùng để so sánh trình tự ADN là gen ty thể (di truyền theo một dòng), đồng thời cũng chưa thể xác định được giống, loài của loài cá tầm này.

Tại cuộc họp xuất nhập khẩu động vật, thủy sản của Bộ NN&PTNT diễn ra ngày 20/4/2022, bà Hà Thị Tuyết Nga - Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam - cho biết, thế giới có 27 loài cá tầm và tất cả đều được xếp vào danh mục quản lý theo Công ước CITES. Trong số này, chỉ có 2 loài thuộc Phụ lục II, còn lại là Phụ lục I (những loài bị đe dọa tuyệt chủng, và nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại).

Hiện Việt Nam chỉ cho phép nhập khẩu mẫu vật cá tầm sống từ Trung Quốc; và trứng cá tầm thụ tinh từ Đức và Nga. Trung bình hàng năm, nước ta nhập khoảng 2.500 tấn cá sống và 20kg trứng cá. Với mẫu vật cá tầm sống, Việt Nam cho phép nhập 2 loài là cá tầm Siberi và cá tầm Nga. Trong năm 2021, CITES Việt Nam đã cấp giấy phép cho khoảng 3.000 tấn cá tầm sống nhập vào Việt Nam.

“Trước quan ngại từ Trung Quốc về vấn đề nhập khẩu cá tầm tại Việt Nam, Cơ quan CITES đã 3 lần gửi thư cho phía bạn trong vòng một tháng qua, đề nghị làm rõ chuyện cá tầm trong các trại nuôi của Trung Quốc có phải thuần chủng hay không. Tuy nhiên, đến nay CITES Việt Nam chưa nhận câu trả lời”, bà Hà Thị Tuyết Nga cho hay.

Theo bà Hà Thị Tuyết Nga, CITES Việt Nam đã gửi thư đề nghị Ban Thư ký CITES quốc tế hỗ trợ giám định cá tầm, đồng thời phối hợp tìm các biện pháp tham chiếu, khảo nghiệm, ứng xử phù hợp. Đồng thời, CITES Việt Nam cũng liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh nhập khẩu cá tầm sống từ Trung Quốc để tham mưu, tư vấn kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Vẫn chưa có các giải pháp cụ thể

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - cho hay, do thuộc Phụ lục II của Công ước CITES, cá tầm nhập khẩu không yêu cầu giấy phép CITES nhập khẩu, mà chỉ cần giấy phép xuất khẩu. Điều này tạo ra khó khăn cho cơ quan quản lý nếu đơn vị nhập khẩu không tuân thủ nghiêm các quy định.

Theo ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), nhập khẩu cá tầm với mục đích làm thực phẩm và sản xuất thương mại cần bộ tiêu chí đánh giá khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm đến những rủi ro về mất an toàn thực phẩm, thậm chí mang mầm bệnh cho cá tầm trong nước.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc, hai nước có thể phối hợp triển khai một đơn vị thí nghiệm trung lập, nhằm đảm bảo lợi ích giữa bên xuất và nhập khẩu. Về các vấn đề liên quan đến SPS trong nhập khẩu cá tầm, các bên cần hài hòa lợi ích với nhau theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

Về vấn đề này, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các bên liên quan xem xét toàn bộ vấn đề và đưa ra kết luận cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả đơn vị nhập khẩu lẫn đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước. Với riêng hoạt động nhập cá tầm, đề nghị các đơn vị trực thuộc dựa theo căn cứ là Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Đây được xem là một bản nội địa hóa Công ước CITES, đồng thời là cơ sở pháp lý để các bên liên quan triển khai, thực hiện.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Cá tầm lai sẽ hưởng ưu thế lai, và phát sinh kích thước, trọng lượng nhỉnh hơn so với cá tầm thuần chủng. Trong bối cảnh chưa có cơ quan nào tại Việt Nam đưa ra kết luận về giám định cá tầm nhập khẩu, thì giấy phép CITES cấp cho cá tầm nhập khẩu phải là cá thể thuần chủng.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ