Thứ sáu 29/11/2024 00:04

Giao ban Thương vụ định kỳ hàng tháng: Sáng kiến kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu

Ngay khi chủ trương giao ban Thương vụ định kỳ đưa ra đã nhận được sự hưởng ứng và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu và hiệp hội ngành hàng.

Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng giữa các cơ quan chức năng của Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan là sáng kiến vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo Cục Xúc tiến thương mại chủ trì tổ chức. Ngay khi chủ trương này được đưa ra đã nhận được sự hưởng ứng và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng.

Việc tổ chức họp giao ban Thương vụ định kỳ hàng tháng là hoạt động thiết thực giúp doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt thông tin thị trường, qua đó hoạch định chiến lược kinh doanh.

Theo đó, trong lĩnh vực nông sản, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định đây là hoạt động rất tốt. Việc các Thương vụ giao ban hàng tháng rất thiết thực, qua đó sẽ tháo gỡ được rất nhiều những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Chẳng hạn với ngành rau quả, hiện nay thông tin thị trường từ Thương vụ còn chưa nhiều và cũng chưa có cập nhật cụ thể nhu cầu, rào cản hay thuận lợi ở từng quốc gia. Do đó, thông qua Thương vụ chúng tôi muốn nhất là nắm rõ thị hiếu, tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường; đồng thời với những cuộc giao ban này Thương vụ cũng sẽ nắm được thông tin chuẩn xác hơn, sớm hơn từ chính các doanh nghiệp, để từ đó Bộ Công Thương đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - nhận xét: Hoạt động giao ban Thương vụ diễn ra hàng tháng là rất tốt đối với ngành gỗ nói riêng và các ngành hàng xuất khẩu khác nói chung. Thông qua các buổi họp này, những thông tin về thị trường, về phòng vệ thương mại, chống bán phá giá... sẽ được mang ra thảo luận - là một nguồn cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

“Tuy vậy, tôi cho rằng nếu được thì những cuộc họp giao ban này nên mời thêm các Hiệp hội tham gia. Để từ đó các Hiệp hội nắm thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất những vấn đề mà doanh nghiệp của từng Hiệp hội quan tâm”- ông Phương đề xuất.

Về đề xuất này, ông Phương giải thích: Trong một năm HAWA vẫn đón tiếp đoàn làm việc từ các đơn vị thuộc Bộ Công Thương nhằm cập nhật thông tin những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu của hội và tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của ngành gỗ. Tuy vậy số lần đón tiếp không nhiều, do đó việc mời các Hiệp hội, ngành hàng tham gia hoạt động giao ban hàng tháng với các Thương vụ là rất cần thiết.

Với thủy sản, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- cho rằng, việc họp định kỳ theo tháng sẽ rất hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp. Ông Hòe đề xuất, tại mỗi buổi họp định kỳ này, Thương vụ ở những thị trường khác nhau nên đưa ra thông tin mà họ hiểu, có được từ thị trường đó để doanh nghiệp nắm bắt và tự có chính sách tiếp cận.

Tôi lấy ví dụ như gần đây kinh tế Mỹ suy giảm, cầu sụt giảm. Thương vụ tại thị trường này có thể đưa ra cảnh báo cho doanh nghiệp rằng kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm, họ sẽ tiết giảm chi tiêu… Như vậy, bản thân mỗi doanh nghiệp, cụ thể là doanh nghiệp thủy sản sẽ phải cân nhắc được thời điểm này không sản xuất ồ ạt tăng số lượng nhằm tránh việc hàng tồn kho cũng như giá giảm”- ông Hòe nói.

Tương tự với dệt may, ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean - cho biết: Trong bối cảnh ngành dệt may đang gặp khó khăn về đầu ra như hiện nay thì hoạt động tìm kiếm thị trường mới là rất cần thiết. Do đó, việc các Thương vụ họp giao ban hàng tháng tôi cho là động thái rất tốt- cho thấy sự chủ động vào cuộc hỗ trợ của Bộ Công Thương với cộng đồng doanh nghiệp.

“Tôi cho rằng trong các buổi họp này, sẽ có nhiều vấn đề được các Thương vụ trình lên lãnh đạo Bộ, trong đó chắc chắn không thể thiếu các thông tin về thị trường mới, tiềm năng và những thách thức của mỗi thị trường… Qua đó sẽ giúp doanh nghiệp định hình được rằng thời điểm này thì thị trường nào đang tốt, ngành hàng nào dễ tiếp cận khai thác… và hoạch định kinh doanh theo đó sẽ hiệu quả hơn”- ông Việt cho biết thêm.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang chịu nhiều tác động của xung đột chính trị, biến động nguồn cung nguyên liệu và đứt gãy chuỗi cung ứng như hiện nay, việc Bộ Công Thương kịp thời chỉ đạo các đơn vị liên quan, cụ thể là Thương vụ vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp là rất tích cực. Thông qua đó, các hiệp hội ngành hàng sẽ chủ động xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu và năng lực tham gia của doanh nghiệp; từ đó khai thác, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường để củng cố, phát triển sản xuất và đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu.

Mai Ca - Quốc Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ