Thứ ba 26/11/2024 23:10

Giải quyết tranh chấp trực tuyến: Tối ưu chi phí, thời gian

Việc giải quyết tranh chấp trong TMĐT theo hướng đơn giản, thuận tiện và có chi phí thấp đang là vấn đề được cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp quan tâm. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - xung quanh vấn đề này
Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) là một khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người. Xin ông cho biết đánh giá về ưu điểm của hình thức này?

Nền tảng giải quyết tranh chấp ODR có một số lợi ích nhất định như chi phí và thời gian được rút ngắn nhiều hơn. Cứ hình dung, nếu như xử lý khiếu nại theo cách truyền thống, người mua sẽ phải gặp Hội Bảo vệ người tiêu dùng, sau đó gõ cửa các cơ quan quản lý liên quan. Như vậy, sẽ khiến người tiêu dùng ngại khiếu nại, dù họ gặp phải vấn đề đối với hàng hóa khi mua. Trong khi đó, với nền tảng ODR, người tiêu dùng không cần phải đi đâu mà có thể sử dụng qua các kênh điện thoại, máy tính để đưa ra những khiếu nại. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể ẩn danh khuôn mặt khi thực hiện thao tác để tránh việc phải trực tiếp xuất hiện trên truyền thông.

Bên cạnh đó, nền tảng ODR còn giúp tối ưu về chi phí, thời gian so với cách khiếu nại truyền thống. Như vậy, người tiêu dùng sẽ có động lực thực hiện khiếu nại khi gặp vấn đề về hàng hóa. Từ đó, dần hình thành thói quen khiếu nại và xa hơn, sẽ trở thành văn hóa chung đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng tôi cho rằng, sẽ có một số vấn đề tương đối khó khăn. Đầu tiên là làm thế nào để người tiêu dùng có kỹ năng sử dụng máy tính vì đối với các thế hệ người lớn tuổi, kỹ năng sử dụng nền tảng trực tuyến này chưa chắc thuận lợi. Thứ hai, làm thế nào để đưa được các bằng chứng đúng với yêu cầu thực hiện khiếu nại và người tiêu dùng phải nhận thức được vì chứng cứ cung cấp (hình chụp) nếu nhòe, không đầy đủ hoặc không thấy những phần ngôn ngữ chính có thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình khiếu nại. Cuối cùng, cần có quy định về bảo mật, bảo đảm cho việc truyền dẫn dữ liệu từ thiết bị của người tiêu dùng đến các cơ quan quản lý xử lý khiếu nại, trong đó có Trung tâm Trọng tài quốc tế được an toàn, thông suốt.

Thưa ông, phần lớn người tiêu dùng ngại thực hiện khiếu nại do thủ tục còn phức tạp. Vậy, hình thức ODR có thể thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng không?

Như tôi đã nói, với phương thức khiếu nại truyền thống, người tiêu dùng sẽ rất ngại ra mặt bởi đòi hỏi nhiều thời gian và họ sẽ phải gặp rất nhiều cơ quan liên quan chứ không phải chỉ có Hội Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với các nền tảng như ODR, người tiêu dùng sẽ có những thay đổi khi nhận thức rằng, những công cụ này sẽ sử dụng tương đối thuận lợi và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Họ chỉ cần ngồi một chỗ mà không phải đi đâu hay gặp ai. Sự tiện lợi này sẽ khiến họ có thể cân nhắc sử dụng dù kết quả sau đó có thể đáp ứng theo yêu cầu cũng có thể không, nhưng ít nhất, họ biết có một công cụ để sử dụng và dần dần sẽ trở thành một thói quen.

Vậy, cơ quan quản lý cần thực hiện những biện pháp nào để thúc đẩy giải quyết tranh chấp ODR, thưa ông?

Trong bối cảnh mới, khi TMĐT phát triển rất nhanh và tranh chấp trên TMĐT cũng gia tăng, bản thân các cơ quan quản lý cũng cần phải thay đổi tư duy.

Tỷ lệ người tiêu dùng đối với hàng hóa mua trên TMĐT tương đối cao, khoảng 72% theo số liệu mới nhất. Tuy vậy, nếu các cơ quan quản lý quá lo ngại về vấn đề này và thực hiện các vấn đề quản lý, ví dụ quản lý với người bán/sàn TMĐT thì hiệu quả chưa chắc đầy đủ. Đó là chưa kể việc này có thể làm gia tăng chi phí với người bán/sàn TMĐT và phần chi phí sẽ đội lên với chính người tiêu dùng.

Do đó, ngoài những lựa chọn về gia tăng quản lý với người bán/sàn TMĐT, cơ quan quản lý cũng cần cân nhắc về quá trình xử lý tranh chấp để trở nên dễ dàng, ít tốn kém và nhanh hơn cho người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Dương - Thanh Minh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm