Thứ sáu 08/11/2024 12:37

Giải pháp nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương

Thanh tra Bộ Công Thương vừa triển khai nghiên cứu Đề tài về công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Mục tiêu của Đề tài là xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương”- TS Lê Việt Long- Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cho biết tại hội thảo triển khai Đề tài khoa học cấp Bộ 2022 - 2023 về "Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương", tổ chức sáng 22/9/2022 tại trụ sở Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc.

TS. Lê Việt Long- Chánh Thanh tra Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo

Để thực hiện mục tiêu này, Đề tài cần xây dựng các mục tiêu cụ thể về lý luận, phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến quan niệm, phạm vi, nội dung, đối tượng, tiêu chí cụ thể, phương thức, trình tự, thủ tục, cơ chế phối hợp, các yếu tố tác động trong và ngoài… đối với công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Đồng thời Đề tài cũng nêu rõ những thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật thanh tra nói chung, quy định pháp luật chuyên ngành nói riêng góp phần giải quyết những bất cập của pháp luật, đặc biệt là những quy định liên quan đến nguyên tắc, thẩm quyền, phạm vi, nội dung, phương thức, trình tự thủ tục, cơ chế phối hợp trong công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định pháp luật trong công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo hoạt động thanh tra ngành Công Thương. Qua đó, đưa ra các đề xuất được giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương.

Các đại biểu dự hội thảo

Tại hội thảo, các thành viên tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến cho Đề tài cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Đánh giá chung, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề của Đề tài được chia thành ba nhóm công trình nghiên cứu chính gồm: Nhóm các công trình nghiên cứu về công tác lập kế hoạch thanh tra; nhóm các công trình nghiên cứu về xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; nhóm các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra tại một số Bộ, ngành, địa phương.

Vấn đề xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra nhìn chung đã được khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến. Tuy nhiên, các công trình này chưa cung cấp được một bức tranh tổng thể về lý luận, thực trạng, giải pháp toàn diện đối với công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (giữa Thanh tra, kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường với Thanh tra Sở Công Thương và cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại địa phương); trong chương trình thanh tra phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính.

Do vậy, đây là một vấn đề mới, là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần bảo đảm chương trình, kế hoạch thanh tra ngành Công Thương phù hợp hơn, hạn chế được sự chồng chéo, bất cập. Việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra nhằm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương một cách toàn diện là cấp thiết.

Việc triển khai Đề tài được hy vọng là sẽ cung cấp luận cứ khoa học để triển khai thực hiện các quy định của Luật Thanh tra được sửa đổi toàn diện trong thời gian tới đây. Đồng thời đây sẽ là nguồn thông tin, tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan có thẩm quyền thanh tra ngành Công Thương, viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu, tư vấn hoàn thiện pháp luật thanh tra nói chung và quy định về công tác lập kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo, trùng lặp hoạt động thanh tra nói riêng.

Qua đó góp phần củng cố cơ sở lý luận cho hoạt động thanh tra là một trong những phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Việc nghiên cứu Đề tài sẽ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức chủ trì là cơ quan Thanh tra Bộ, các cá nhân là thanh tra viên Bộ Công Thương, nghiên cứu viên Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tham gia thực hiện Đề tài.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?