Thứ sáu 29/11/2024 00:21

Giải đua ghe Ngo mang đậm nét văn hóa đặc trưng

Sau 2 ngày diễn ra giải Đua ghe Ngo nằm trong chuổi “Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng lần thứ ba, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2017”, ngày hội đã khép lại vào ngày 3/11, thu hút hàng vạn lượt khách đến xem, tham quan và vui chơi.
Các đội sẵn sàng bước vào thi đấu

Giải đua ghe Ngo được diễn ra trên dòng sông Maspéro TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng với sự tham gia tranh tài của 49 đội ghe nam và 12 đội ghe nữ, đến từ các chùa trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Kiên Giang.

Ngay sau nghi thức lễ khai mạc Giải đua ghe Ngo lần thứ ba - khu vực ĐBSCL năm 2017, các vận động viên và hàng vạn khán giả hướng về điểm xuất phát để bước vào tranh tài ở giải nam với cự ly 1.200m và giải nữ 1.000m với những cuộc so tài của các đội ghe Ngo nam và ghe nữ thật sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tính.

Hàng vạn khán giả hai bên bờ sông chờ xem các đội đua tranh tài

Hai bên bờ kè đường sông Maspéro dài khoảng 2,5km, hàng vạn người đứng dưới cái nắng chói chang để cổ vũ cho tất cả các đội ghe Ngo tham tranh tài. Mỗi đội có một kỹ thuật, chiến thuật thi đấu riêng của họ, còn khán giả đứng xem bên bờ thì mỗi khi ghe nào sắp về đích, mọi người lại cùng reo hò, thúc giục cổ vũ bằng tất cả những niềm say mê. Điều này cho thấy sức hút rất đặc biệt của đua ghe Ngo - môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer. Môn thể thao dưới nước này không chỉ phát triển mạnh ở Sóc Trăng, mà ở cả các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Cuộc đua ghe Ngo năm nay thật hào hứng, sôi nổi, từng đôi ghe với hàng chục tay bơi tung máy dầm nhịp nhàng, mạnh mẽ theo tiếng còi của thuyền trưởng, đẩy chiếc ghe Ngo của mình lướt băng băng trên mặt nước, tranh giành nhau từng “gang tấc” để lao về đích.

Các đội ghe Ngo tranh tài quyết liệt đang tiến về đích

Điển hình như đội ghe Ngo Đăy Ompu với sự chuẩn bị tập luyện kỹ lưỡng và thời gian dài, nên cũng góp mặt vào vòng bán kết. Trong khi đó, đội ghe Ong Kho luôn thể hiện phong độ tốt từ vòng bảng cho đến trận chung kết. Tại vòng chung kết này cũng là cuộc đấu diễn ra khá gay cấn, bởi các đội lọt vào vòng này cũng chính là 4 đội mạnh đại diện cho 2 địa phương Mỹ Xuyên và Thạnh Trị. Đội ghe Ngo chùa Ong Kho tiếp tục khẳng định sức mạnh và kỹ thuật của mình trên từng trận đấu, có những cuộc so tài khá ấn tượng khi gặp đối thủ mạnh như Pong Tứk Chắs (từng giành ngôi vô địch ở mùa giải năm trước) đều của đơn vị huyện Thạnh Trị.

Với sự nỗ lực, tự tin các tay bơi Ong Kho đã đưa chiếc ghe của mình vượt qua đối thủ để giữ vững ngôi vô địch lần thứ 2 liên tiếp. Đội ghe chùa Pong Tức Chắs xã Thạnh Tân huyện Thạnh Trị đứng thứ hai; giải ba thuộc về đội ghe chùa Đăy Ompu, xã Thạnh Quới và giải tư thuộc về đội ghe Ngo chùa Ompuyaer, xã Thạnh Phú huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Nhiều khán giả không có chỗ để xem đành phải ra về, còn một số thanh niên thì chèo lên cây xem và cổ vũ các đội đua

Còn ở giải đua nữ, các cô gái thể hiện phong độ và thi đấu rất sôi nổi và kịch tính từ vòng loại cho đến các trận bán kết và chung kết cũng diễn ra quyết liệt. Đội ghe Ngo chùa Tum Núp huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng bất ngờ giành chiến thắng trước đương kim vô địch đội ghe Ngo Xà Phiên của Hậu Giang để góp mặt trong trận chung kết. Tuy nhiên, trong trận đấu này, dù cố gắng thi đấu hết mình, nhưng các cô gái của đội ghe Ngo chùa Tum Núp không thể vượt qua các cô gái đến từ đội ghe Ngo chùa Prếk Chếk thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Lần lượt sếp thứ hạng giải nữ như sau: Giải nhất thuộc về đội ghe chùa Prếk Chếk, thị xã Ngã Năm, giải nhì thuộc đội chùa Tum Núp của huyện Châu Thành, giải ba thuộc đội chùa Đơm Pô của huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng; giải tư thuộc đội chùa Xà Phiên của tỉnh Hậu Giang.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá: Ngày hội thành công tốt đẹp, tạo được sân chơi cộng đồng cho người dân địa phương, góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, cũng như tạo điều kiện để giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất và người, những sản vật của Sóc Trăng đến với du khách. Ngày hội không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch Sóc Trăng trong chuỗi sự kiện lễ hội. Đây là ngày hội thường niên của địa phương và khu vực, cũng là điểm nhấn văn hóa du lịch vùng.

Ban tổ chức trao giải cho các đội ghe có thành tích

NDịp này, Ban tổ chức đã tiến hành trao giải thưởng, cúp, cờ cho các đội ghe Ngo nam và nữ đạt thành tích cao.

Lê Cương

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 4: Sứ mệnh mới

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình