Giải “bài toán” xuất khẩu nhóm hàng nông sản (Kỳ II)

Đối diện với sự sụt giảm mạnh của kim ngạch xuất khẩu (KNXK) nhóm hàng nông sản, câu hỏi đặt ra lớn nhất là vì sao Việt Nam không đa dạng hóa thị trường nhập khẩu thay vì cứ phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống?

Kỳ II: Mở rộng thị trường cho nông sản Việt

Giải “bài toán” xuất khẩu nhóm hàng nông sản (Kỳ II)
Quả xoài Việt Nam đã thâm nhập tốt thị trường Hàn Quốc Ảnh: Hương Giang

Thời gian gần đây, KNXK sang một số thị trường mới như châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ La tinh... có dấu hiệu tăng trưởng đáng kể. Để giải quyết vấn vấn đề KNXK nhóm nông, lâm, thủy sản sụt giảm, công tác xúc tiến xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường mới sẽ được thực hiện thế nào trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Một mặt duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, Bộ Công Thương luôn xác định phải chú trọng công tác mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, khai thác triệt để các thị trường mới có tiềm năng nhằm đa dạng hóa thị trường cho các nhóm hàng xuất khẩu, trong đó có nông, lâm, thủy sản. Nhiều giải pháp đã được triển khai, cụ thể:

Thứ nhất, về công tác đàm phán và mở cửa thị trường, đặc biệt là các thị trường mới có tiềm năng, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp (DN) tiếp tục rà soát nhu cầu tiêu dùng nông sản tại các thị trường, cơ chế và chính sách nhập khẩu của các nước. Trên cơ sở đó đề xuất ký kết các thỏa thuận về việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu nhóm hàng này. Đồng thời tiếp tục đưa các nội dung về giảm thuế, tháo gỡ các rào cản về thương mại, kỹ thuật không phù hợp trong quá trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, một số FTA đã và đang ký kết dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới như FTA Việt Nam Hàn Quốc; FTA Việt Nam- Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), FTA Việt Nam – EU, Hiệp định TPP...

Thứ hai, tiếp tục rà soát và tích cực đẩy nhanh quá trình đàm phán các hiệp định về sự phù hợp và công nhận lẫn nhau đối với nhóm hàng nông, thủy sản giữa Việt Nam và các nước. Đồng thời theo dõi sát, nắm bắt diễn biến phát sinh, chủ động đề xuất các giải pháp và phối hợp với các bộ, ngành liên quan đấu tranh có hiệu quả đối với các rào cản kỹ thuật và thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp... mà các nước áp dụng không phù hợp đối với một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường công tác cung cấp thông tin, theo dõi diễn biến tình hình sản xuất, sản lượng, tồn kho, chính sách và nhu cầu xuất nhập khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tại các thị trường. Bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến tới các hiệp hội ngành hàng và DN về các FTA mà Việt Nam đã ký kết, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng cũng như các hàng rào kỹ thuật và thương mại của thị trường nhập khẩu đối với nhóm hàng này để tận dụng tối đa các ưu đãi có lợi hoặc kịp thời ứng phó khi có rào cản phát sinh.

Để gia tăng KNXK sang các thị trường mới hay thị trường truyền thống, điều quan trọng nhất vẫn là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm. Theo Thứ trưởng, vấn đề này sẽ được thực hiện ra sao?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu đối với DN trong mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Thương hiệu Quốc gia. Các DN đạt Thương hiệu Quốc gia sẽ được nhà nước hỗ trợ trong các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu trong và ngoài nước, giúp các DN khẳng định chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước cũng như tại thị trường nước ngoài.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, trong năm 2015, Bộ Công Thương tiếp tục bổ sung kinh phí để đẩy mạnh phát triển thương hiệu, triển khai các đề án nhằm hỗ trợ các địa phương, Hiệp hội ngành hàng và DN để xây dựng, bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý vùng, miền đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cá tra, cà phê, hồ tiêu, trái cây..., góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các chương trình hỗ trợ DN đạt Thương hiệu Quốc gia như đào tạo tập huấn về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu; thực hiện Chương trình truyền hình Thương hiệu Quốc gia; phát hành ấn phẩm bằng tiếng Anh giới thiệu về các DN đạt Thương hiệu Quốc gia...

Trong năm 2014, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã thâm nhập thành công vào các thị trường mới, có đòi hỏi chất lượng cao như: quả nhãn, vải được cấp phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thanh long vào thị trường New Zealand, xoài vào thị trường Hàn Quốc...

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường, vấn đề quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm thực sự là vấn đề lớn, đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Vậy những giải pháp nào sẽ được thực hiện trong thời gian tới?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Có thể thấy rằng, các chính sách ưu đãi cũng như các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong các FTA Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết cần có thời gian để phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, bên cạnh các giải pháp đàm phám mở cửa thị trường, tháo gỡ khó khăn về rào cản kỹ thuật và thương mại, giải pháp căn cơ hiện nay để thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng này chính là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, khâu nuôi trồng, đánh bắt và sản xuất cần phải được thực hiện theo đúng quy hoạch. Khâu chế biến và xử lý sau thu hoạch cần phải được chú trọng hơn nữa.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như đưa ra nhiều chính sách cụ thể, quản lý sản xuất theo đúng quy hoạch và kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng đang được triển khai đồng bộ, nhằm phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tại Bản Ghi nhớ về phối hợp công tác giữa hai Bộ, ký kết vào tháng 6/2014 về việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp đảm bảo đúng quy hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu song song với công tác tháo gỡ các rào cản thương mại và kỹ thuật, đa dạng hóa và phát triển thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DN… theo chức năng, nhiệm vụ được giao để thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.

Với những giải pháp kể trên, hy vọng cơ cấu thị trường cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sẽ ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa, đem lại hiệu quả lớn cho nhóm hàng này.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Kỳ III: Coi trọng thị trường nội địa

TIN LIÊN QUAN
Giải “bài toán” xuất khẩu nhóm hàng nông sản (Kỳ I)
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Nghị định 33/2024/NĐ-CP sắp có hiệu lực: Đơn vị xuất, nhập khẩu hoá chất Bảng cần lưu ý gì?

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU giảm 8,5% trong năm 2023

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Cần làm gì để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa logistics và thương mại điện tử?

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Lo ngại tình hình thời tiết tại Brazil, giá cà phê xuất khẩu biến động

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trở lên năm 2023

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên những mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao nhất

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Điểm tên 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Infographic: Top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2023

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023: Duy nhất khu vực thị trường châu Phi ghi nhận tăng trưởng dương

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng trưởng tốt

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhập khẩu hàng hóa: Điểm tên 3 mặt hàng tăng trưởng dương

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Nhiều nội dung mới trong Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Top 10 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2023

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Cầu nối thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả

Quy định

Quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu' gây khó cho doanh nghiệp thủy sản

Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Nguồn cung hạn chế, lượng cà phê xuất khẩu có xu hướng giảm

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác song phương lĩnh vực lâm nghiệp

Xem thêm