Thứ hai 25/11/2024 23:44

Giá xăng dầu chiều 21/6: Giá xăng tăng từ 190 - 500 đồng/lít

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa tăng giá bán lẻ xăng dầu hôm nay (21/6). Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 190 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 500 đồng/lít.

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (21/6). Thời gian áp dụng là từ 15h.

Cụ thể, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 190 đồng/lít, RON 95 tăng 500 đồng/lít và dầu tăng 380-990 đồng/lít.

Giá các mặt hàng dầu cũng đều tăng. Trong đó, dầu diesel tăng mạnh nhất, thêm 990 đồng/lít, lên mức 30.010 đồng/lít. Dầu hoả là 28.780 đồng/lít, tăng 950 đồng. Còn dầu mazút là 20.730 đồng/kg, tăng 380 đồng/kg.

Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 21/6 là 31.300 đồng một lít (tăng 190 đồng); RON 95-III là 32.870 đồng một lít (tăng 500 đồng).

Hiện Quỹ bình ổn xăng dầu tại phần lớn doanh nghiệp đầu mối chính đều đang âm. Chẳng hạn, PVOil đến ngày 13/6 âm hơn 1.032 tỷ đồng; Petrolimex âm 49 tỷ đồng...

Do giá xăng dầu đang ở mức cao, tại kỳ điều hành hôm nay, liên Bộ tiếp tục không trích lập 300 đồng mỗi lít vào Quỹ bình ổn với xăng, dầu diesel và dầu hoả. Riêng dầu mazut vẫn trích 300 đồng một kg vào Quỹ bình ổn. Cùng đó, nhà điều hành tiếp tục chi sử dụng quỹ với dầu diesel, dầu hoả lần lượt ở mức 400 đồng và 300 đồng một lít.

Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá vừa qua có nhiều biến động. Mặc dù giá dầu thô có xu hướng giảm nhưng giá các sản phẩm thành phẩm xăng dầu lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân của việc giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm giảm là do nguồn cung xăng dầu cho thị trường thế giới tiếp tục bị hạn chế bởi việc cấm vận hàng từ Nga của Mỹ và các nước châu Âu; nguồn cung cũng bị ảnh hưởng do bất ổn chính trị tại Lybia gây gián đoạn hoạt động sản xuất, Mỹ ban bố lệnh trừng phạt mới đối với Iran, sản xuất xăng dầu tại một số nước OPEC+ vẫn chưa đạt được mức hạn ngạch sản xuất của mình…

Trong khi nhu cầu nguồn cung vẫn cao trong tiến trình phục hồi kinh tế của các nước (mặc dù cầu có giảm nhẹ khi các ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc gia tăng nhưng đã không giúp giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm giảm). .

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13/6/2022 và kỳ điều hành ngày 21/6/2022 là: 150,853 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 1,57 USD/thùng, tương đương tăng 1,06% so với kỳ trước); 157,308 USD/thùng xăng RON95 (tăng 2,56 USD/thùng, tương đương tăng 1,66% so với kỳ trước; 170,452 USD/thùng dầu hỏa (tăng 7,51 USD/thùng, tương đương tăng 4,61% so với kỳ trước); 173,713 USD/thùng dầu diesel (tăng 7,122 USD/thùng, tương đương tăng 4,28% so với kỳ trước); 657m413 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 21,48 USD/tấn, tương đương tăng 3,38% so với kỳ trước).

Trong khí đó, trên thị trường quốc tế, giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,06%, lên 108,84 USD/thùng vào lúc 6h48 ngày 21/6 theo giờ Việt Nam. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 0,99%, lên 114,24 USD/thùng.

Hiện tại, vấn đề nguồn cung trên thị trường khá căng thẳng. Tổng sản lượng dầu của Libya đạt khoảng 700.000 thùng/ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Libya Mohamed Oun nói với Reuters hôm 20/6.

Tuần trước, một phát ngôn viên của Bộ Dầu mỏ Libya cho hay sản lượng dầu của nước này chỉ ở 100.000 - 150.000 thùng/ngày.

Bên cạnh đó, dòng dầu từ Venezuela đến châu Âu cũng đang trên đường vận chuyển. Nguồn cung dầu này sẽ thay thế nguồn cung dầu từ Nga sau khi các nước phương Tây đạt được thỏa thuận cấm nhập khẩu dầu Nga.

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?