Thứ năm 26/12/2024 17:11

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Với mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% trong năm đầu nhà máy đi vào hoạt động- tân binh Omoda & Jaecoo tạo ra động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô trong nước

Trong những năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, vươn lên trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô năm 2023 đạt hơn 370.000 xe, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thập kỷ tới. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng doanh số bán xe gồm các đơn vị thành viên VAMA và TC Motor, VinFast đạt 363.890 xe các loại.

Phân khúc SUV (Sport Utility Vehicle - dòng xe thể thao đa dụng chủ yếu dùng cho gia đình) đang chiếm ưu thế với hơn 35% tổng doanh số, phản ánh xu hướng tiêu dùng của người Việt ưa chuộng các dòng xe đa dụng, tiện nghi và mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự gia tăng tầng lớp trung lưu - từ 15% dân số hiện nay dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2030 đã và đang thúc đẩy nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân.

Cùng đó, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, từ mạng lưới cao tốc liên vùng đến các đô thị phát triển, là tiền đề cho sự bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không chỉ là thị trường tiêu thụ, mà còn là nơi các thương hiệu quốc tế tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng.

Quyết định gia nhập thị trường Việt Nam vào cuối năm 2024, thương hiệu Omoda & Jaecoo - với sự đầu tư bài bản từ liên doanh Tập đoàn Geleximco (Việt Nam) và Tập đoàn Chery (Trung Quốc) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Theo ông Simon Liu, Tổng Giám đốc Omoda & Jaecoo Việt Nam, quyết định gia nhập thị trường Việt Nam không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả từ quá trình nghiên cứu dài hạn và chuẩn bị kỹ lưỡng của doanh nghiệp. “Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và chúng tôi đã sẵn sàng mang đến những sản phẩm đột phá, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người Việt” - ông Simon Liu khẳng định.

Omoda & Jaecoo sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam bằng hình thức nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Indonesia và dự kiến ra mắt dòng xe Omoda C5 vào cuối tháng này. Nhà máy sản xuất tại Việt Nam sẽ đi vào hoạt động từ năm 2026, hướng tới đạt được tỷ lệ nội địa hoá ít nhất 40%, góp phần vào phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam Ảnh: Xuân Hường

Được biết, Omoda & Jaecoo Việt Nam đang xây dựng nhà máy tại tỉnh Thái Bình. Dự án được thực hiện theo 3 giai đoạn, tổng vốn đầu tư ước tính hơn 800 triệu USD. Giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2026. Trong quá trình xây dựng nhà máy, Omoda & Jaecoo sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam bằng hình thức nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Indonesia và dự kiến ra mắt dòng xe Omoda C5 vào cuối tháng này.

“Thời điểm cuối năm, khi nhu cầu mua sắm tăng cao và người tiêu dùng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, được xem là “thời điểm vàng” để ra mắt các dòng xe mới. Điều này giúp Omoda & Jaecoo tận dụng tối đa các chiến dịch truyền thông và sự quan tâm của thị trường” - ông Simon Liu nói.

Không đơn thuần là một thương hiệu ô tô mới, Omoda & Jaecoo còn mang đến triết lý thiết kế và chiến lược kinh doanh khác biệt, đặc biệt ở phân khúc SUV, hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, năng động. Nội thất xe được tích hợp màn hình kép, nhận diện giọng nói AI, và hệ thống giải trí thông minh, mang lại trải nghiệm cao cấp.

Cùng đó, xe được trang bị công nghệ tiên tiến với sự tích hợp hệ thống ADAS, các tính năng như cảnh báo va chạm, hỗ trợ phanh tự động và nhận diện điểm mù mang lại sự an toàn tối đa cho người dùng.

Đáng chú ý, không chỉ dừng lại ở việc ra mắt sản phẩm, Omoda & Jaecoo còn khẳng định cam kết đầu tư và phát triển bền vững tại Việt Nam. Trước khi chính thức gia nhập thị trường, hãng đã xây dựng mạng lưới đại lý trên khắp cả nước và bắt đầu khởi công nhà máy lắp ráp tại Thái Bình.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Tổng Giám đốc Omoda & Jaecoo Việt Nam - cho biết, nhà máy tại Thái Bình không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại Việt Nam. Đồng thời, việc đầu tư này cũng phù hợp với chiến lược dài hạn để hưởng các ưu đãi thuế quan từ hiệp định thương mại tự do trong khu vực.

“Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước, công ty hướng tới đạt được tỷ lệ nội địa hoá ít nhất 40% trong năm 2026 - năm đầu tiên nhà máy đi vào hoạt động. Đồng thời, với công suất 200 nghìn xe/năm, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có tay lái thuận trên khắp thế giới” - Nguyễn Đăng Quang ông tiết lộ.

Sự ra mắt của Omoda C5 đánh dấu bước đi đầu tiên của thương hiệu này tại thị trường Việt Nam. Với sự kết hợp giữa thiết kế thời thượng, công nghệ tiên tiến, và cam kết đầu tư lâu dài, thương hiệu này không chỉ mang đến sản phẩm chất lượng mà còn khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Omoda & Jaecoo đã chuẩn bị đầy đủ cả về sản phẩm, chiến lược, và tầm nhìn dài hạn để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng Việt Nam. Thương hiệu này không chỉ dừng lại ở việc chinh phục thị trường, mà còn hứa hẹn góp phần xây dựng nền công nghiệp ô tô Việt Nam ngày càng phát triển.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp ô tô

Tin cùng chuyên mục

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

Lý do hai mẫu xe điện Lexus mới nhất lùi giờ 'lên kệ'

Đảm bảo hậu mãi và hạ tầng dịch vụ - chiến lược tiếp cận khách hàng của các hãng xe

Hà Nội: Người dân thích thú cắm trại, lái thử loạt xe điện ở Công viên Yên Sở

Giám sát chương trình triệu hồi hơn 40 xe Honda Gold Wing GL1800 lỗi kỹ thuật

Các hãng xe sang liên tiếp tung thêm những tính năng mới để thu hút khách Việt

Hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc giảm giá gây tranh cãi tại Thái Lan, giới mộ điệu nhận định gì?

Audi Việt Nam triệu hồi 316 xe Audi Q5 vì lỗi túi khí trên vô lăng

Hyundai chế tạo robot hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật sửa xe

Ô tô "xanh" tiếp cận thị trường Việt theo cách đa chiều

4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu