Thứ hai 23/12/2024 16:13

Gia tăng nguồn tài chính dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam đang phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên nhu cầu về tài chính cho hoạt động này vẫn còn rất lớn. Do đó, cần tính đến chính sách thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia vào các lĩnh vực này.

Chiều 11/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả Báo cáo Rà soát Đầu tư và Chi tiêu công cho biến đổi khí hậu (CPEIR). Báo cáo đánh giá chi ngân sách nhà nước cho biến đổi khí hậu (BĐKH) của 6 bộ và 28 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương (Cần Thơ).

Báo cáo bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên ngân sách nhà nước, trong đó hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), giai đoạn 2016-2020 và chi ngân sách nhà nước của giai đoạn 2011-2015 của 5 bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Công Thương và Xây dựng) và 3 tỉnh (An Giang, Bắc Ninh và Quảng Nam). Báo cáo rà soát các chính sách về BĐKH và tăng trưởng xanh của quốc gia, ngành và tỉnh, thành phố có liên quan trong giai đoạn 2011-2020.

Việt Nam được dự báo chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu

Theo đó báo cáo nêu rõ, ngân sách cho BĐKH giai đoạn 2016-2020 của 6 bộ có giá trị từ 8.000-13.500 tỷ đồng, tương đương 26-30% tổng ngân sách cấp bộ. Ngân sách cho BĐKH chủ yếu tập trung vào thích ứng với BĐKH, phù hợp với các chính sách quốc gia do các hoạt động giảm nhẹ chủ yếu thuộc về khu vực tư nhân. Hơn 90% ngân sách được chi cho nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó với BĐKH; phần còn lại chi cho “Khoa học, kỹ thuật và xã hội” và “Chính sách và quản lý nhà nước”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải là hai bộ chiếm phần lớn ngân sách cho BĐKH với mức tổng chi hơn 8.000 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, tập trung chủ yếu vào thủy lợi và giao thông. Các bộ khác có cơ cấu chi cho BĐKH đa dạng hơn, bao gồm các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ và kết hợp cả hai.

"Sự đa dạng của các nhiệm vụ liên quan đến BĐKH của các bộ cho thấy, tính đa dạng trong các giải pháp ứng phó BĐKH được xác định trong nhiệm vụ chính sách của các bộ" - báo cáo nhấn mạnh.

Trong khi đó, ngân sách cho BĐKH của 29 tỉnh, thành phố từ khoảng 15.000 tỷ đồng vào năm 2015 lên đến gần 24.000 tỷ đồng vào năm 2020. Phân bổ ngân sách từ nguồn vốn trong nước ổn định, nhưng nguồn vốn ODA có xu hướng tăng. Ngân sách cho BĐKH chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng ngân sách cấp tỉnh, biến động trong khoảng 16-21% tổng ngân sách. Trong đó, các địa phương chi cho thích ứng BĐKH là chủ yếu, chiếm hơn 90% ngân sách cho BĐKH, phù hợp với các ưu tiên chính sách của đầu tư công, trong khi chi cho các hoạt động giảm nhẹ chủ yếu từ khu vực tư nhân. Hơn một nửa khoản chi cho nhiệm vụ thực hiện đầu tư ứng phó BĐKH tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, khả năng chống chịu của các khu vực thành phố và dân cư, thủy lợi, chủ yếu liên quan đến cơ sở hạ tầng.

Phát biểu tại hội thảo, bà Caitlin Wiesen – Antin – Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam – cho rằng: BĐKH đã và đang xảy ra trên toàn cầu, nhiệt độ tăng lên, bão và hạn hán trở nên thường xuyên hơn. Tại Việt Nam, cũng liên tiếp chứng kiến các trận bão, lũ lụt. Báo cáo CPEIR đã chỉ ra rằng, Việt Nam đang phân bổ ngày càng nhiều nguồn lực tài chính cho BĐKH, ngân sách chi cho BĐKH cũng chiếm tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, ngân sách cho BĐKH vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về rủi ro khí hậu cho Việt Nam. Đặc biệt, không phải tất cả các khoản chi cho BĐKH được liên kết với các chính sách quan trọng.

Cần có thêm cơ chế thu hút vốn tư nhân đầu tư vào chống biến đổi khí hậu

Đồng quan điểm trên, ông Lê Việt Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – thông tin: Thời gian qua Việt Nam đã có sự quan tâm rất lớn đến vấn đề BĐKH, nhưng nhu cầu về tài chính cho các hoạt động ứng phó với BĐKH vẫn còn rất lớn. Theo đó, giai đoạn tới, Việt Nam cần tính đến những giải pháp huy động nguồn lực tư nhân, nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho BĐKH. Cùng với đó, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực của cán bộ, người dân về BĐKH và tăng trưởng xanh.

Nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả, tạo tác động đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xanh, báo cáo CPEIR cũng đưa ra các khuyến nghị về tăng cường công tác lập kế hoạch và lập ngân sách cho BĐKH, các khuyến nghị về theo dõi chi ngân sách nhà nước cho BĐKH trong ngân sách trung ương và tỉnh, thành phố, nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa ưu tiên ngân sách nhà nước với các chính sách về BĐKH và cung cấp thông tin hỗ trợ xây dựng chính sách về BĐKH.

Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, những kết quả phân tích của báo cáo góp phần huy động và đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho các nhiệm vụ, dự án, hoạt động ứng phó với BĐKH.

Các chuyên gia của UNDP cho rằng, công tác ứng phó với BĐKH liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, theo đó ứng phó với BĐKH của các bộ, ngành, địa phương cũng cần phải được lồng ghép trong các chính sách và kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương.
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày