Thứ bảy 17/05/2025 06:30

Giá nước sạch Hà Nội sẽ tăng từ năm 2023?

Sau 7 năm không điều chỉnh, dự kiến, bước sang năm 2023, giá nước sạch tại Hà Nội sẽ có sự điều chỉnh mới theo hướng tăng.

Công ty CP nước mặt sông Đuống vừa có thông báo tới các đơn vị bán nước sạch về việc điều chỉnh giá. Theo đó, lộ trình điều chỉnh giá bán buôn nước sạch tăng từ 5.059 đồng/m3 lên mức 8.326 đồng/m3 vào năm 2023. Lộ trình tiếp tục tăng lên 9.100 đồng/m3 năm 2024.

Hiện giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt ở Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định 38 ngày 19/9/2013 theo giá lũy tiến. Theo đó, với 10m3 đầu tiên giá bán 5.973 đồng/m3 và tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30m3 (áp dụng từ 1/10/2015). Một số đơn vị bán buôn nước sạch cho rằng, nếu tính đúng, đủ, giá bán lẻ phải là 7.700 đồng/m3. Với mức 5.973 đồng/m3 chưa bao gồm chi phí đầu tư, doanh nghiệp sẽ lỗ.

Nhà máy nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne - dự án cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc

Với việc điều chỉnh giá bán buôn nước sạch từ Công ty CP nước mặt sông Đuống, buộc các doanh nghiệp bán nước mua từ Nhà máy nước mặt sông Đuống cho người dân sẽ phải điều chỉnh.

Trước đó, tại họp báo định kỳ của UBND thành phố Hà Nội chiều 16/12, ông Mai Công Quyền – Phó Giám đốc Sở Tài chính - cho biết, cơ quan chức năng đang rà soát thẩm định giá thành sản xuất, lưu thông làm cơ sở cho phương án điều chỉnh giá nước sạch. Dự kiến, đầu năm 2023 liên ngành thành phố sẽ trình UBND xem xét, quyết định phương án.

Phương án điều chỉnh được liên ngành thành phố xây dựng năm 2019 theo lộ trình 3 năm 2020 - 2022 với giá nước tăng lần lượt là 7.466 đồng/m3; 8.960 đồng/m3 và 9.963 đồng/m3 cho 10m3 đầu tiên.

Lý giải việc 7 năm qua Hà Nội không điều chỉnh giá nước, ông Mai Công Quyền cho biết, giai đoạn 2013 - 2015 giá nước bình quân tăng 20%/năm, từ 2016 đến 2019 không tăng. Năm 2019, thành phố đã giao cơ quan chuyên môn rà soát xây dựng phương án điều chỉnh, nhưng do Covid-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá môt số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên thành phố chưa xem xét.

Ông Nguyễn Quang Đồng - Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS) – cho biết, hiện giá nước sạch được điều tiết bởi Nhà nước. Cụ thể, Bộ Tài chính quy định khung giá, phương thức tính giá, lợi nhuận định mức trên cả nước, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt giá nước sạch tại địa phương mình nhưng không vượt quá khung giá do Bộ Tài chính quy định. Như vậy, giá nước ở các địa phương là khác nhau.

Trên thực tế, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành cho rằng, mức giá bán lẻ nước, đặc biệt là nước sinh hoạt thấp, thêm vào đó, tại nhiều địa phương, mức giá này thường ít được điều chỉnh. Thậm chí, có những địa phương như Hà Nội không điều chỉnh giá nước trong gần 10 năm qua.

‘Đang có một nghịch lý, nếu không điều chỉnh giá nước, doanh nghiệp không đủ chi phí, nhưng nếu giá quá cao thì người dân không tiếp cận được nguồn nước sạch’, ông Nguyễn Quang Đồng đặt vấn đề và cho rằng, trên thị trường, vai trò điều tiết, quản lý nhà nước cũng bị phân mảnh. Việc quá nhiều đầu mối khiến các việc lập dự toán đầu tư mới của các doanh nghiệp trong ngành cũng gặp khó khăn.

Hà Nội hiện có 6 doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nguồn nước sạch chính, bao gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco); Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn Tây; Nhà máy nước mặt sông Đuống; Nhà máy nước Hà Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

PC Thanh Hóa: Mỗi học sinh là một hạt giống tuyên truyền về công tác an toàn điện

Phú Thọ bố trí chỗ ở cho hơn 4.000 cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa