Thứ tư 16/04/2025 06:57

Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 8 tháng do nhu cầu yếu, lượng tồn kho cao.

Giá LNG giảm còn do lo ngại về suy thoái toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump triển khai các mức thuế trên toàn thế giới.

Theo ước tính từ các nguồn trong ngành, giá LNG giao tháng 5 vào khu vực Đông Bắc Á đạt 12,50 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu) - mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 năm ngoái. Giá giao tháng 6 được ước tính ở mức 11,30 USD/mmBtu.

Giá LNG giao tháng 5 vào khu vực Đông Bắc Á đạt 12,50 USD/mmBtu - mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 năm ngoái. Ảnh minh họa

Giá LNG châu Á đang chịu áp lực do nhu cầu theo mùa yếu, tồn kho cao và lo ngại về suy thoái”, chuyên gia phân tích Go Katayama từ Kpler nhận định, nhấn mạnh tồn kho tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hoạt động tích trữ khí ở Đông Bắc Á vẫn trầm lắng và khó có thể cải thiện trừ khi giá giảm xuống dưới 12 USD/mmBtu hoặc dự báo thời tiết sẽ trở nên nóng hơn”, ông Go Katayama cho biết.

Chính sách thuế quan đã làm chao đảo các thị trường toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái và leo thang chiến tranh thương mại.

Các nhà nhập khẩu LNG của Trung Quốc - nước mua LNG lớn nhất thế giới - đang bán lại các lô hàng có nguồn gốc từ Mỹ do thuế làm tăng chi phí nhập khẩu. Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu LNG từ Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục, trong khi tăng trưởng nhu cầu khí đốt chậm lại cũng sẽ hạn chế nhu cầu LNG gia tăng, theo chuyên gia phân tích Wei Xiong từ Rystad.

Căng thẳng thương mại kéo dài và thuế cao hơn có thể làm gia tăng rủi ro suy giảm mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt, vì nền kinh tế xuất khẩu nhiều khả năng sẽ chậm lại”, bà nói.

Tại châu Âu, S&P Global Commodity Insights định giá NWM (North West Europe LNG Marker) cho các lô hàng giao tháng 5 theo điều kiện giao hàng tại tàu (DES) vào ngày 10/4 là 10,127 USD/mmBtu, thấp hơn 0,805 USD/mmBtu so với giá khí đốt tháng 5 tại trung tâm TTF của Hà Lan. Argus định giá giao tháng 5 là 10,195 USD/mmBtu, còn Spark Commodities đánh giá ở mức 10,184 USD/mmBtu.

Dù giá giảm trong tuần này, nhu cầu LNG tại châu Âu vẫn giữ ở mức cao hơn so với châu Á, khi chênh lệch giá giữa các khu vực như Tây Phi không đủ hấp dẫn để chuyển hướng. Angola LNG đã bán một lô hàng giao ngay cho Pháp thay vì châu Á”, ông Martin Senior, trưởng bộ phận định giá LNG tại hãng Argus, cho biết.

Trong khi đó, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giữa Mỹ và Đông Bắc Á qua mũi Hảo Vọng đã chạm mức hòa vốn hôm 7/4 sau thông báo về thuế của Mỹ, nhưng sau đó lại quay trở lại hướng châu Âu, theo phân tích của ông Qasim Afghan từ Spark Commodities.

Về cước phí vận chuyển LNG, giá cước tại khu vực Đại Tây Dương giảm tuần thứ ba liên tiếp, xuống còn 22.500 USD/ngày vào 11/4, trong khi ở khu vực Thái Bình Dương giảm xuống còn 24.750 USD/ngày, theo ông Qasim Afghan.

Minh Hiền
Theo Reuters
Bài viết cùng chủ đề: Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)

Tin cùng chuyên mục

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Thể lệ Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho thủy điện và nhiệt điện tua bin khí

Khi các “ông lớn” năng lượng thay tên, đổi chiến lược

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Petrovietnam ký kết thỏa thuận gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm Lô PM3 CAA với Petronas