Thứ ba 19/11/2024 02:24

Giá liên tục tăng, xuất khẩu cà phê “ngắm đích” 6 tỷ USD năm 2030

Xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tục ghi nhận dấu hiệu tích cực khi giá có xu hướng tăng cao thời gian qua.

Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) thông tin, giá cà phê liên tục tăng cao thời gian qua, đặc biệt là giá cà phê Robusta – chủng loại cà phê chiếm tỷ lệ cao của Viẹt Nam.

Giá cà phê liên tục tăng cao thời gian qua

Chỉ tính riêng tuần từ 21/8-27/8, giá hai mặt hàng cà phê cũng ghi nhận sự khởi sắc với mức tăng lần lượt 2,10% của Arabica và 3,13% của Robusta. Bất chấp việc nguồn cung cà phê đang sẵn có tại Brazil, tồn kho cà phê ở mức thấp đối với cả hai mặt hàng đã tạo những hỗ trợ lên giá.

Cụ thể, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở hàng hoá liên lục địa (ICE) hiện tại ghi nhận ở mức 512.753 bao loại 60kg, mức thấp nhất được ghi nhận trong 9 tháng trở lại đây và kéo dài đà giảm của dữ liệu này sang tháng thứ 6 liên tiếp. Cùng với đó, tồn kho Robusta trên Sở ICE cũng giảm về mức 34.080 tấn, mức thấp kỷ lục từng ghi nhận kể từ năm 2016.

Tồn kho cà phê nối tiếp đà giảm và tạo ra các mức thấp kỷ lục khiến thị trường lo lắng về khả năng đảm bảo nguồn cung trên thị trường, dù cho cà phê đang sẵn có tại Brazil.

Hơn nữa, việc đồng nội tệ của Brazil mạnh lên trong tuần qua, kéo theo tỷ giá USD/Brazil Real giảm gần 2%. Chênh lệch tỷ giá đi xuống cũng phần nào hạn chế nhu cầu đẩy mạnh bán hàng của nông dân Brazil.

Trong tuần này, nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi vấn đề về nguồn cung tại các nước sản xuất chính như Brazil và Việt Nam.

Đối với cà phê Việt Nam xuất khẩu, cùng với đà tăng của giá thế giới, theo Bộ Công Thương, giá xuất khẩu cà phê trung bình 7 tháng đầu năm nay đạt 2.828 USD/tấn, tăng hơn 500 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, nước ta đã xuất khẩu tổng cộng 1,54 triệu tấn cà phê với kim ngạch đạt 2,81 tỷ USD, giảm 20% về lượng nhưng tăng gần 5% về giá trị do giá xuất khẩu tăng cao.

Với kết quả trên, một số chuyên gia trong ngành cà phê dự báo, nếu lượng xuất khẩu những tháng cuối năm bằng với cùng kỳ năm trước và giá xuất khẩu bằng với những tháng đầu năm, thì lượng cà phê xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 1,718 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ đạt 4,2 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Đến nay, mặt hàng cà phê Việt Nam đã có mặt ở 37 thị trường chủ yếu, trong đó có 27 thị trường đạt trên 10 triệu USD, đặc biệt có 8 thị trường đạt trên 100 triệu USD.

Để đạt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp tổng thể.

Cụ thể, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa, trong đó các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu của riêng mình. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần - thị hiếu - chất lượng - giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.

Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức; tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng…

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại

Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Đồng loạt giảm, trung bình 138.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 15/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng cao

Giá lúa gạo hôm nay 14/11/2024: Giá lúa ổn định; giá gạo giảm nhẹ 100 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/11/2024: Nguồn cung hạn chế, giá tiêu vẫn đang cao hơn 70% so với đầu năm

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Trong nước tăng ngày thứ 3 liên tiếp; Robusta thêm gần 100 USD/tấn

Đâu là lý do giá sầu riêng đỉnh nóc kịch trần?

Giá lúa gạo hôm nay 13/11/2024: Giá lúa tăng 100 - 200 đồng/kg; giá gạo giảm 50-100 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024: Lý giải nguyên nhân giá tiêu đồng loạt giảm mạnh?

Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Tiếp đà tăng mạnh, trong nước tiến gần mốc 110.000 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 12/11/2024: Giá lúa tăng 100 đồng/kg, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Trong nước ổn định; giá tiêu đen xuất khẩu giảm mạnh ở các nước

Giá cà phê hôm nay 12/11/2024: Đồng loạt tăng mạnh trên thị trường thế giới

Giá lúa gạo hôm nay 11/11/2024: Giá gạo tăng 50 - 100 đồng/kg; giá cám khô giảm 300 - 350 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 11/11/2024: Đông Nam Bộ giảm từ 500 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước