Thứ bảy 23/11/2024 07:25

Gạo Việt vượt "sóng" lớn

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy thử thách đối với ngành hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam, song vượt qua những khó khăn hiện hữu, các doanh nghiệp trong ngành vẫn thắng lớn nhờ linh hoạt các giải pháp ứng phó.

Linh hoạt các giải pháp

Năm 2021, Việt Nam tiếp tục đứng trong Top 3 các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá trị đạt trên 3 tỷ USD với sản lượng trên 6 triệu tấn.

Để có kết quả này, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã linh hoạt nhiều giải pháp ứng phó với những thách thức chưa có tiền lệ xảy ra hồi giữa năm 2021, trong đó, phải kể tới sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" nhằm duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo thuận lợi trong năm 2021

Ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) - chia sẻ: Vào thời khắc mọi hoạt động gần như ngưng trệ vì sự bùng phát của làn sóng dịch lần thứ 4, chúng tôi đã chọn sản xuất "3 tại chỗ" để đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như duy trì mọi hoạt động của nhà máy. Giải pháp này dù có một số bất cập và tốn kém, song cái lợi mang lại cho doanh nghiệp nhiều hơn là mất. Nhờ vậy, ngay khi bình thường mới, chúng tôi đã bắt nhịp nhanh chóng, giúp sản lượng gạo xuất kho trong năm 2021 đạt 197 nghìn tấn, trong đó, xuất khẩu 60.000 nghìn tấn với kim ngạch 31 triệu USD, tăng mạnh 67% so với năm 2020.

Đánh giá về những kết quả của ngành lúa gạo trong năm qua, ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch VFA - cho biết, năm vừa qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới ngành hàng lúa gạo. Nhưng, khó khăn của doanh nghiệp đã được Tổ công tác đặc biệt phía Nam (Bộ Công Thương) tháo gỡ kịp thời thông qua việc kiến nghị Chính phủ tạo luồng xanh trong vận chuyển, giải tỏa ách tắc tại cầu cảng, hỗ trợ lãi suất...

Sẵn sàng đối diện thách thức mới

Nhìn về triển vọng năm 2022, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, cầu thị trường vẫn còn lớn, các thị trường như Philippines, châu Phi… sẽ tiếp tục có nhu cầu cao. Thêm vào đó, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực thời gian qua cũng là những động lực lớn tạo đà cho xuất khẩu gạo có thêm cơ hội bứt phá. Thực tế cho thấy, ngay từ cuối năm 2021, các doanh nghiệp đầu ngành như Intimex, Trung An… đều đã nhận được những hợp đồng lớn từ đối tác. Trong đó, Intimex với hệ thống bạn hàng vững chắc tại Philippines, Trung Quốc…, hầu hết đơn hàng đều đã có đến giữa năm. Với Trung An, gần đây cũng liên tiếp trúng thầu hàng chục nghìn tấn vào thị trường Hàn Quốc. "Chúng tôi đã trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo 100% sang thị trường Hàn Quốc với giá 369 USD/tấn, cao hơn mức giá bình quân của Việt Nam đang chào bán khoảng 31 USD/tấn. Lô hàng này sẽ được giao hàng đến cảng Gwangyang trong thời gian từ tháng 3 - 6/2022. Ngoài thị trường Hàn Quốc, chúng tôi đã có một số hợp đồng đi các nước EU và châu Á khác, giá xuất khẩu cũng ở mức cao so với năm 2021" - ông Phạm Thái Bình phấn khởi cho biết.

Bên cạnh những thuận lợi, theo đánh giá của VFA, năm 2022, xuất khẩu gạo cũng phải đối diện một số thách thức như giá cước tàu biển đang tăng gấp 11 lần so với trước đây; các thị trường, nhất là châu Âu, Mỹ… ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Đó là chưa kể dịch bệnh vẫn còn hiện hữu ở trong nước và bất kỳ lúc nào cũng có nguy cơ tái bùng phát trong nhà máy, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó. "Tuy còn một số hạn chế, song chúng tôi tin với những kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của năm 2021, ngành lúa gạo Việt Nam sẽ tiếp tục viết lên những kỳ tích mới trong năm 2022" - ông Đỗ Hà Nam tin tưởng.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh