Thứ ba 05/11/2024 16:26

FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu: Cơ hội cho gạo Việt vào Nga

Việt Nam vừa ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (FTA Việt Nam – EEU). Với thị trường Nga, hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gạo Việt Nam nói riêng và nhiều mặt hàng khác nói chung.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nga

Theo ông Phạm Quang Niệm – Tham tán Thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, liên minh kinh tế Á-Âu gồm 5 nước thành viên: Nga, Belarus, Kazakhstan, Acmenia và Kyrgystan, trong đó Nga là nước lớn hơn cả về diện tích và dân số. Việt Nam xuất khẩu (XK) vào thị trường Nga các mặt hàng chủ yếu là nông, lâm, thủy hải sản, sản phẩm hàng công nghiệp nhẹ… Với nhu cầu lớn, hàng Việt Nam có nhiều cơ hội vào thị trường Nga.

Gạo là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam XK sang Nga. Theo cam kết, khi FTA Việt Nam- EEU có hiệu lực, hàng năm, Việt Nam được quyền XK 10.000 tấn gạo miễn thuế vào thị trường EEU, trong đó có Nga. Đây là lợi thế lớn bởi mức thuế Nga áp dụng với mặt hàng gạo hiện nay 40%, tương đương 0,12 Euro/kg. Sau 10.000 tấn gạo này, các sản phẩm gạo XK sang Nga sẽ chịu mức thuế 11,7% và VAT 10%, vẫn thấp hơn đáng kể so với con số 40% hiện nay.

Cơ hội đã có, nhưng điểm yếu của gạo Việt Nam là chưa được thị trường Nga biết đến bởi không được quảng bá rộng rãi. Do đó, để tăng XK gạo vào Nga khi FTA Việt Nam – EEU có hiệu lực, doanh nghiệp cần quan tâm 4 vấn đề. “Thứ nhất, duy trì thường xuyên chất lượng gạo tốt. Thứ hai, lựa chọn giống lúa có sản phẩm gạo trị giá xuất khẩu cao. Thứ ba, ngoài XK gạo, nên XK thêm các sản phẩm chế biến từ gạo. Cuối cùng, tích cực tham gia các hội chợ-triển lãm sản phẩm nông sản, thực phẩm tại thị trường Nga”- ông Phạm Quang Niệm khuyến cáo.

Ông Phạm Quang Niệm cũng thông tin: Ngoài gạo, Việt Nam có 4 nhóm hàng chủ lực có cơ hội tốt để XK vào Nga là thủy sản, dệt may, giày dép và đồ gỗ. Đây đều là những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng và thị trường Nga có nhu cầu rất lớn.

Để nắm bắt tốt nhất những cơ hội này, doanh nghiệp các ngành hàng cần tìm hiểu thật kỹ FTA để hiểu biết và nắm rõ nhất cơ hội cũng như thách thức của mình. Bên cạnh đó, quan tâm và duy trì đảm bảo tốt chất lượng hàng hóa. Nếu chất lượng hàng không được duy trì, làm mất niềm tin của người tiêu dùng, sẽ rất khó khăn để lấy lại thị phần tại Nga. Đặc biệt, cần tích cực hơn trong các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có việc tham gia các hội chợ- triển lãm vì doanh nghiệp Nga vẫn giữ tâm lý tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa mới tính đến việc mua hàng.

Khi FTA Việt Nam- EEU có hiệu lực, hàng năm, Việt Nam được quyền XK 10.000 tấn gạo miễn thuế vào thị trường EEU, trong đó có Nga.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024