Thứ ba 26/11/2024 16:20

EVNNPT: Tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng

Với mục tiêu đóng điện vào tháng 4/2022, mới đây, đoàn công tác của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Giang nhằm tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng dự án đường dây 220kV mạch kép đấu nối Trạm biến áp (TBA) 220kV Bắc Quang.

Theo Ban quản lý Dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB), hiện đơn vị đang quản lý điều hành cụm công trình truyền tải điện khu vực Tây Bắc. Các dự án này có nhiệm vụ truyền tải hết công suất phát của các nhà máy thủy điện trong khu vực và nhập khẩu điện từ Trung Quốc nhằm đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc. Trong đó, dự án đường dây 220kV mạch kép đấu nối với TBA 220kV Bắc Quang (Hà Giang) với chiều dài khoảng 43,3 km, gồm 117 vị trí móng, được khởi công từ ngày 17/10/2020. Riêng đoạn qua địa bàn huyện Bắc Quang, Hà Giang có 82 vị trí và 32 khoảng néo, đến đầu tháng 2/2022, địa phương đã bàn giao 78 vị trí móng cột cho đơn vị thi công, còn 4 vị trí chưa bàn giao mặt bằng vì các hộ dân cho rằng đơn giá thấp, chưa nhận tiền đền bù. Đối với 4 vị trí này, UBND huyện Bắc Quang đã đề nghị chủ đầu tư dịch chuyển 3 vị trí.

Các đơn vị gấp rút thi công để đóng điện dự án vào cuối tháng 4/2022

Tương tự về phần hành lang tuyến còn 21 khoảng néo, với 68/432 hộ dân chưa nhận tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ được UBND huyện Bắc Quang phê duyệt. Nguyên nhân các hộ chưa nhận là do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp. Đồng thời, các hộ có nhà ở trong hành lang an toàn lưới điện đều đề nghị di dời ra khỏi hành lang và yêu cầu được tái định cư.

Ông Phùng Bảo Anh - Phó giám đốc NPMB cho biết, có 3 nhóm vướng mắc chính trong hành lang tuyến nhưng chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành thì các vướng mắc này đều cần đến sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương vì nhiều công trình nhà ở của hộ dân xây dựng trên đất nông nghiệp, một số công trình xây sau khi cắm mốc...

Đối với kiến nghị dịch chuyển vị trí chân móng cột có thể xử lý về kỹ thuật nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro trong bồi thường, giải phóng mặt bằng vì vẫn phát sinh hộ mới phải đền bù trong hành lang mới. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, kỹ thuật phải điều chỉnh sẽ kéo dài hơn, trong khi tiến độ rất gấp.

Hiện các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ phần hành lang an toàn đã được EVNNPT/NPMB báo cáo chi tiết và đã được liên sở, ngành của tỉnh họp bàn; tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được chấp thuận.

Ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc EVNNPT – khẳng định, mục tiêu đóng điện dự án theo yêu cầu của EVN là cuối tháng 4 tới, do đó, địa phương phải bàn giao nốt 4 vị trí móng cho đơn vị thi công trong tháng 2 và hành lang tuyến trong tháng 3/2022.

Ông Phú đề nghị, UBND tỉnh Hà Giang và các sở, ngành của tỉnh, đốc thúc việc bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) tại dự án này để chủ đầu tư hoàn thành nhiệm vụ đóng điện theo kế hoạch, nhằm tăng lượng điện từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong khu vực cung cấp cho hệ thống điện quốc gia trong mùa khô năm nay.

Trước những ý kiến của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long yêu cầu UBND huyện Bắc Quang cần đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục hành chính; rà soát cụ thể các quy định của pháp luật liên quan đến bồi thường GPMB để tổ chức thực hiện, trường hợp vướng mắc có văn bản báo cáo xin ý kiến của ngành chuyên môn. Phấn đấu bàn giao các vị trí móng cho đơn vị thi công vào cuối tháng 2 này.

Vũ Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Giải phóng mặt bằng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện