Thứ ba 24/12/2024 06:19

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.

Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025 có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc Hội; ông Ngô Đông Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương… Cùng đại diện các bộ, ngành đơn vị liên quan.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025. Ảnh: Cấn Dũng

Về phía Bộ Công Thương, có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các Thứ trưởng: Nguyễn Sinh Nhật Tân, Trương Thanh Hoài, Phan Thị Thắng, Nguyễn Hoàng Long. Cùng dự có lãnh đạo các Cục Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài… Cùng tham dự có lãnh đạo các địa phương, Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường 63 tỉnh, thành phố…

Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có những biến động lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và lạm phát giảm chậm, chính sách tiền tệ thắt chặt từ những năm trước tiếp tục duy trì đến hết Quý III mới được nới lỏng một phần, chuỗi cung ứng toàn cầu, các luồng vận tải trọng yếu luôn đứng trước nguy cơ đứt gãy, gián đoạn. Xu hướng phi toàn cầu hoá trỗi dậy, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau.

Báo cáo tại Hội nghị, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An cho biết: Về đầu tư xây dựng EVN có nhiều điểm sáng, năm nay Tập đoàn đã thực hiện giải ngân 12.892 tỷ đồng, vượt 10,8% so với kế hoạch. Ngoài ra, theo ông Đặng Hoàng An, các kết quả liên quan đến đường dây 500kV đã được thể hiện rõ. EVN cũng đưa vào hoạt động tổ máy số 2 Thủy điện Yaly, đóng góp 360MW cho đất nước.

216 công trình, 4.000km đường dây và 17.000MVA mới công suất trạm biến áp đã được đóng điện trong năm nay. EVN cảm ơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm về năng lượng cũng như sự ủng hộ của các địa phương”, ông Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Thông tin thêm, Chủ tịch HĐTV EVN cho hay, sau nhiều năm tình tài chính năm nay cũng được cải thiện, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật EVN vẫn đang duy trì ở top 4 ASEAN, đặc biệt là độ tin cậy cung cấp điện, chỉ số bình quân mất điện khách hàng đã giảm rất sâu so với những năm trước.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đặng Hoàng An phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Bên cạnh đó, về dịch vụ khách hàng có hơn 98% khách hàng không dùng tiền mặt và 12 dịch vụ về điện hoàn toàn trực tuyến, năng suất lao động tăng 9,9%.

Ông Đặng Hoàng An khẳng định, EVN đã sản xuất thành công máy biến áp 500kV, Việt Nam vẫn là nước duy nhất và EVN cũng là doanh nghiệp duy nhất chế tạo được máy biến áp 500kV ở Đông Nam Á.

Năm 2025, EVN sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như: Đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội tốc độ cao hơn. Đồng thời, tiếp tục duy trì tốc độ đầu tư, kế hoạch năm 2025 là 109 nghìn tỷ đồng, trong đó có những công trình rất lớn như Thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ phải hoàn thành; nhiệt điện Quảng Trạch 1 với công suất 1.200MW phải hòa lưới trước 2/9/2025; đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên cũng phải hoàn thành vào tháng 12/2025…

EVN sẽ tiếp tục các giải pháp đảm bảo tăng năng suất lao động, chuyển đổi số và thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tinh gọn bộ máy đảm bảo hiệu năng, hiệu quả”, ông Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Cũng báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin, tính đến thời điểm hiện tại, ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 11 tháng năm 2024 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%), là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Với đà tăng như hiện nay, dự kiến cả năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng trên 8%, vượt kế hoạch đề ra”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu rõ.

Với kết quả đạt được, ngành Công Thương vững bước tiến vào năm 2025 với dự báo có nhiều biến động. Trong đó, sự bất ổn của kinh tế toàn cầu tác động đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Trong nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội trong bối cảnh biến động của địa chính trị và kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, nhiều khó khăn thách thức sẽ tiếp tục tạo ra những thuận lợi trong thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh thời gian tới.

Trước bối cảnh trên, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu cụ thể cho năm 2025. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024; xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu tăng khoảng 10% so với năm 2024.

Bên cạnh đó, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 347,5 tỷ kWh, tăng khoảng 12,2% so với năm 2024. Trong đó, tổng công suất nguồn điện (không bao gồm điện mặt trời mái nhà) 82.097MW, tăng khoảng 6,2% so với năm 2024.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường