Thứ sáu 22/11/2024 05:59

EU siết chặt danh mục sản phẩm và chất được sử dụng trong các sản phẩm hữu cơ

Quy định mới của châu Âu đưa ra danh mục chi tiết các loại sản phẩm và các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ ở tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất hữu cơ đối với sản xuất trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản. Đồng thời, quy định cũng cho phép các doanh nghiệp xin cấp phép được sử dụng các loại sản phẩm và các chất chưa có trong danh mục.

Ủy ban Châu Âu mới đây ban hành Quy định thực thi mới số 2021/1165 (Commission Implementing Regulation (EU) 2021/1165) về việc ban hành danh mục các sản phẩm, các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ, theo thông tin thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU.

Quy định định mới này thay thế Quy định của Ủy ban Châu Âu (EC) số 889/2008 về việc Quy định chi tiết về sản xuất hữu cơ và dán nhãn các sản phẩm hữu cơ liên quan đến sản xuất, dán nhãn và kiểm soát hữu cơ (Regulation (EC) No 889/2008).

Quy định mới 2021/1165 thiết lập danh mục chi tiết các loại sản phẩm và các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ ở tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất hữu cơ đối với sản xuất trồng trọt, chăn nuôi thủy sản. Đối với trồng trọt, quy định danh mục các chất được phép sử dụng trong phân bón, xử lý đồng ruộng, dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng. Đối với chăn nuôi, Quy định chi tiết danh mục các loại phụ gia bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không phải là sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc thực vật, tảo, động vật hoặc nấm men hoặc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc vi sinh vật hoặc khoáng chất, các chất vệ sinh khử trùng trong chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong chế biến, quy định danh mục các loại phụ gia thực phẩm, vệ sinh, khử trùng, các thành phần sản phẩm phi hữu cơ được sử dụng để chế biến, sản xuất thực phẩm hữu cơ.

Quy định này cũng đưa ra quy định về Thủ tục cấp phép cụ thể cho việc sử dụng các sản phẩm và các chất ở một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhất định của các nước thứ ba.

Ngoài ra, Quy định này cũng đưa ra danh sách các thành phần nông nghiệp phi hữu cơ được sử dụng để sản xuất thực phẩm hữu cơ đã qua chế biến. Danh sách chất hỗ trợ chế biến để sản xuất men và các sản phẩm từ men, các sản phẩm và chất dùng trong sản xuất rượu hữu cơ cũng được đề cập trong quy định mới này.

Để được cấp phép cho việc sử dụng các sản phẩm và các chất tại một số khu vực nhất định tại các nước thứ ba, các doanh nghiệp phải chứng minh được sản phẩm hoặc chất đó đến từ khu vực, quốc gia thứ ba đáp ứng được các điều kiện cụ thể đã được quy định theo luật châu Âu. Các doanh nghiệp sẽ phải nộp một hồ sơ mô tả sản phẩm và chất liên quan, đưa ra lý do vì sao cần được cấp phép và giải thích tại sao các sản phẩm và chất đã được cấp phép không thể được sử dụng. Hồ sơ này phải được công bố công khai theo luật về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên.

EU ban hành Quy định mới này thực hiện chi tiết Quy định số 2018/848 của Hội đồng Châu Âu sản xuất sản phẩm hữu cơ và việc dán nhãn sản phẩm hữu cơ nhằm hướng tới thực hiện Chiến lược “Farm to Fork” (từ nông trại đến bàn ăn) là trọng tâm của Thoả thuận xanh châu Âu (EU Green Deal) với mục tiêu tạo ra các hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường, trong đó EU đặt ra mục tiêu đạt 25% diện tích đất nông nghiệp được canh tác hữu cơ vào năm 2030.

Quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 và một phần có hiệu lực từ tháng 1/2024 liên quan đến các sản phẩm và chất được sử dụng trong quá trình khử trùng, vệ sinh đồng ruồng, ao nuôi chuồng trại.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm