Thứ năm 17/04/2025 01:44

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ngày 7/4/2025, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Ngày khởi xướng điều tra 8/8/2024. Nguyên đơn là Hiệp hội Thép châu Âu. Hàng hóa bị điều tra là thép cán nóng (mã CN của sản phẩm là một số sản phẩm thuộc nhóm 7208, 7211, 7225, 7226).

Một số hàng hóa được loại trừ, gồm: Thép không gỉ hoặc thép điện silicon định hướng hạt; thép công cụ và thép công cụ có độ cứng lớn chuyên dụng; thép không gỉ ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày lớn hơn 10 mm và khổ rộng từ 600 mm trở lên; thép không gỉ ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày từ 4,75 mm trở lên nhưng không quá 10 mm và có khổ rộng từ 2.050 mm trở lên.

Ảnh minh họa

Giai đoạn điều tra bán phá giá: Từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2024; giai đoạn điều tra thiệt hại: Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3/2024

Căn cứ trên số liệu của doanh nghiệp và việc thực hiện các điều chỉnh theo quy định, EC đã kết luận biên độ bán phá giá sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam từ 0%-12,1%.

Về kết luận sơ bộ về thiệt hại của EU, theo Cục Phòng vệ thương mại, EC kết luận sơ bộ rằng ngành công nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng của EU đã chịu thiệt hại đáng kể, thể hiện qua các yếu tố về thị phần, tác động giá, lợi nhuận, đầu tư và việc làm.

Đối với cáo buộc của nguyên đơn về việc chính sách thuế xuất khẩu của Chính phủ tác động làm giảm giá quặng sắt và than - nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép cán nóng (chiếm lần lượt 30-40% và 26-39% chi phí sản xuất thép cán nóng), tạo ra lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu bán phá giá sang EU, EC sơ bộ kết luận không có đủ bằng chứng cho cáo buộc này.

Trong giai đoạn điều tra, các công ty Việt Nam đều nhập khẩu quặng sắt và than luyện cốc từ nhiều quốc gia trên thế giới do nguồn nguyên liệu trong nước không đảm bảo về số lượng và chất lượng. Do đó, giá nguyên liệu đầu vào không phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu trong nước.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ các thông tin tài liệu gửi kèm, tiếp tục hợp tác đầy đủ toàn diện với EC trong quá trình điều tra và thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Cục Phòng vệ thương mại.

Tài liệu xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam