Thứ hai 18/11/2024 13:20

Dự thảo sửa đổi Nghị định 86 (lần thứ 7) của Bộ GTVT : Theo hướng cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải

Vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ dự thảo (lần thứ 7) Nghị định 86 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô (thay thế Nghị định 86/2014). Trong dự thảo mới, Bộ GTVT bãi bỏ nhiều quy định theo hướng cởi trói, tạo sự công bằng cho doanh nghiệp taxi... Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Tạ Long Hỷ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, Bộ GTVT báo cáo lên Thủ tướng về việc tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ đối với dự thảo sửa đổi Nghị định 86 (lần thứ 7) của Bộ GTVT. Ông ủng hộ quan điểm nào trong các ý kiến này?

Ông Tạ Long Hỷ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh

Kinh doanh vận tải hành khách là một dịch vụ liên quan đến tính mạng con người, vì vậy pháp luật Việt Nam quy định đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định mới được hoạt động chứ không phải bất cứ ai có ôtô là có quyền đón chở khách lấy tiền. Tinh thần của Nghị định thay thế cũng sẽ theo hướng như thế.

Tôi ủng hộ việc quản lý các loại hình kinh doanh vận tải cần rõ ràng, sát thực tế và áp dụng đúng đối tượng. Ví dụ: Xe taxi công nghệ hay taxi chính thống về bản chất hoạt động hoàn toàn giống nhau, chỉ khác một điểm có tính chất phương tiện là khách hàng đặt xe taxi công nghệ thì dùng phần mềm, còn taxi chính thống thì đặt xe qua tổng đài. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng taxi chính thống cũng đang phát triển phần mềm (App), đang cung cấp công cụ để khách hàng đặt xe qua phần mềm. Như vậy sự khác biệt này đang dần mất đi. Vì vậy có lẽ không cần phải băn khoăn khi có ý kiến muốn xếp taxi công nghệ và taxi chính thống vào 2 chiếu khác nhau, vô tình tạo ra hai sân chơi khác nhau trong khi bản chất lại giống nhau.

Khi đã ngồi cùng “chiếu” thì sẽ tạo được sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh. Không còn xuất hiện sự bất công, bất bình đẳng trong cạnh tranh nữa. Taxi công nghệ hay taxi chính thống đều phải tự thân phấn đấu thu hút khách hàng bằng chất lượng dịch vụ. Điều này sẽ giải quyết nhiều vấn đề có tính nguyên nhân dẫn đến xung đột và trục trặc như hiện nay, đồng thời tạo cơ hội cho việc bảo đảm quyền lợi khách hàng, quyền lợi người lao động, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, chống thất thu ngân sách…

Thưa ông, dư luận cho rằng bắt taxi công nghệ phải đeo mào là kéo lùi sự phát triển của công nghệ 4.0?

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là điều chờ đợi của cả nhân loại. Nhưng phải hiểu công nghệ 4.0 trong lĩnh vực giao thông phải như thế nào và cao siêu chứ không phải viết một phần mềm đặt xe đơn giản là tự bảo là công nghệ 4.0. Nhiều thành viên của Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh như Mai Linh hay Vinasun cũng đã tạo được và đang áp dụng phần mền loại này chứ không chỉ có Grab. Phần mềm loại này cũng không phải là quá cao siêu, gắn cho nó cái nhãn thành tựu của “cách mạng công nghệ 4.0” là một điều quá đáng.

Theo tôi, đó đơn giản là một công cụ đặt hàng, đặt xe mà thôi, giúp khách hàng thêm một kênh lựa chọn nữa ngoài gọi điện thoại cho tổng đài hoặc đón ở điểm tiếp thị hoặc vẫy trên đường.

Việc quy định taxi phải đeo mào là theo thông lệ của thế giới, thay đổi hay không là việc của Chính phủ. Tuy nhiên theo tôi, khi tham gia kinh doanh taxi (công nghệ hay chính thống) phương tiện đó phải có đặc điểm, dấu hiệu nhận dạng được nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách và giúp các cơ quan chức năng kiểm soát một cách hiệu quả; Nên khuyến khích sự rõ ràng, minh bạch thay vì cho phép tàng hình … để qua mặt sự thanh kiểm tra của cơ quan chức năng.

Thưa ông, vừa qua, Grab vừa báo cáo lên Thủ tướng liên quan đến dự thảo sửa đổi Nghị định 86 (lần thứ 7) của Bộ GTVT, đề xuất phân loại taxi công nghệ và taxi chính thống. Trong đó, Grab đề xuất taxi công nghệ không cần đeo mào mà chỉ cần gắn đèn led. Ông nghĩ sao về đề xuất này?

Như tôi đã nói, để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa taxi công nghệ và taxi chính thống thì việc xây dựng chính sách, luật pháp và quy định cho phù hợp, là điều kiện cần. Việc quản lý kiểm soát, thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật cũng phải coi trọng. Đây là hai mặt của một vấn đề - quản lý Nhà nước.

Trong 4 năm qua, hệ thống xe Grab chỉ tính ô tô đã lên đến khoảng 80.000 xe, trong đó trên 30.000 xe đăng ký hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng thực tế làm sao nhận biết được xe nào đang kinh doanh cho Grab? Đó là vì dấu hiệu nhận diện quá yếu và ý thức chấp hành pháp luật của lái xe cũng quá yếu.

Vì thế, taxi công nghệ như Grab cũng cần có dấu hiệu nhận dạng mang tính cố định, nếu chỉ gắn đèn led trên xe thì nó biến hoá vô chừng. Điều này khiến cho công việc quản lý Nhà nước sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Ai đảm bảo việc xe Grab chấp hành nghiêm túc quy định này? Ai sẽ phát hiện và ngăn chặn hành vi “thích thì gắn, không thích thì gỡ” đèn led của 80.000 xe Grab khi kinh doanh? Theo tôi, các điều kiện kinh doanh đối với các lĩnh vực khác có thể tiết giảm, nhưng đối với vận tải thì cần chặt chẽ vì liên quan đến tính mạng con người - thậm chí nhiều người.

Dư luận muốn Grab được hoạt động như hiện nay và phản đối quan điểm của Bộ GTVT xếp Grab là taxi công nghệ, ông nghĩ sao về điều này?

Bản chất của Grab là taxi công nghệ, cũng là taxi. Phải gọi đúng tên theo bản chất nội hàm của nó. Trong văn bản mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, Grab cũng đã thừa nhận hoạt động của họ là taxi công nghệ… còn việc dư luận phản đối hay ủng hộ cũng có nhiều kiểu.Tuy nhiên, khi làm chính sách, khi lập pháp thì căn cứ vào lẽ công bằng, vào mối quan hệ phổ biến, vào thực tế khách quan và vì sự phát triển của đất nước. Với tầm nhìn vĩ mô, một chủ trương đúng của Bộ GTVT và Chính phủ phải được bảo vệ, phải được pháp điển hóa.

Thực tế các năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã từng chứng kiến các chủ trương khó thực hiện, như việc cấm đốt pháo hay phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy di chuyển. Những chủ trương này khi đề xuất đã từng bị phản đối nay đã trở thành thói quen tốt, có lợi cho nhân dân, cho xã hội.

Là Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP. Hồ Chí Minh, ông mong muốn gì về quyết định sắp tới của Thủ tướng Chính phủ

Chúng tôi chờ đợi một Nghị định chính xác và hợp lý, giúp cho mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, văn minh được thực hiện, giúp cho mọi doanh nghiệp đều có cơ hội phấn đấu, tồn tại và phát triển.

Cảm ơn ông!

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng

Hà Nội: Triệt phá đường dây ma túy cực lớn, thu nhiều súng đạn

Đồng Tháp: Tạm hoãn xuất cảnh 4 người nợ thuế trên địa bàn huyện Tân Hồng

TP. Hồ Chí Minh: Tạm hoãn xuất cảnh Giám đốc Công ty Ánh Ban Mai Lê Hoàng Ý Nhi

Tước giấy phép 4 tháng hai phòng khám đa khoa Tháng Tám và Y học Sài Gòn vì ‘vẽ bệnh, moi tiền’

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xả thải vượt chuẩn, Công ty dầu khí IDICO bị phạt 330 triệu đồng

Đắk Lắk: Bắt giam 2 đối tượng thuê xe ô tô thực hiện hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh

Chi nhánh Công ty Vương Ưng tại Yên Bái bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn​

Vĩnh Long: Công khai danh sách 136 doanh nghiệp, người nợ thuế hơn 13 tỷ đồng

Lâm Đồng: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cấp 7 sổ đỏ trái luật

Công an Hà Nội truy tìm thanh niên nhận tiền chạy việc rồi 'mất hút'

Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả danh shipper gọi điện lừa đảo

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều lãnh đạo doanh nghiệp do nợ thuế

Nghệ An: Công ty TNHH Phúc Thổ nợ thuế hơn 53 tỷ đồng