Thứ ba 19/11/2024 10:28

Dự thảo Nghị định mới về kinh doanh khí: Xử lý triệt để việc “cắt tai mài vỏ”

Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Nghị định mới về kinh doanh khí trong đó có nhiều đề xuất mới.

Nghị định số 87/2018/NĐ-CP (ngày 25/6/2018) về kinh doanh khí được ban hành phù hợp với điều kiện về kinh phí, tiết giảm chi phí hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực. Các cơ quan quản lý nhà nước được cung cấp đồng bộ các công cụ và biện pháp quản lý, giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí kiểm định, thẩm định hồ sơ và các chi phí hành chính khác.

Nghị định số 87/2018/NĐ-CP được coi là phương án tối ưu khi cân nhắc tổng thể các nguồn lực được sử dụng để đạt được các mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi triển khai áp dụng Nghị định số 87/2018/NĐ-CP đã bộc lộ một số tồn tại một số bất cập.

Một trong số đó là việc cho thuê chai LPG đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai và thương nhân kinh doanh mua bán LPG

Nghị định số 87/2018/NĐ-CP quy định điều kiện cho phép thuê chai LPG đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai và thương nhân kinh doanh mua bán LPG. Tuy nhiên, Nghị định số 87/2018/NĐ-CP không quy định cụ thể trách nhiệm của thương nhân cho thuê chai LPG và thương nhân thuê chai LPG.

Ảnh minh hoạ

Vì vậy, các cơ quan chức năng đang rất khó khăn trong việc truy cứu nghĩa vụ trong các trường hợp chai LPG không đảm bảo yêu cầu về an toàn, phòng cháy chữa, đo lường, chất lượng hoặc trách nhiệm khi xảy ra rò rỉ, cháy nổ gas.

Hiện nay, thị trường kinh doanh LPG còn tồn tại nhiều vấn đề trong đó nổi bật nhất vẫn là tình trạng chiếm dụng chai LPG, sang chiết LPG trái phép vẫn diễn ra, chưa được kiểm soát một cách triệt để. Việc này không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các thương nhân kinh doanh LPG mà còn gây mất an toàn cho người sử dụng khi chai LPG và chất lượng LPG không được kiểm soát, nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra liên quan đến chai LPG.

Chai LPG và nhãn hiệu hàng hóa thể hiện trên chai LPG thuộc quyền sở hữu của từng thương nhân kinh doanh LPG chai. Hiện nay, việc không quy định rõ về quyền sở hữu nhãn hiệu và chai LPG tạo ra sự bất ổn trên thị trường khi thương nhân thuê chai LPG của các thương nhân khác nhau, sang chiết nạp LPG để kinh doanh.

Liên quan đến điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí theo quy định tại Nghị định 87 sẽ có 3 loại hình thương nhân đáp ứng điều kiện để xuất nhập khẩu khí, bao gồm: Thương nhân xuất, nhập khẩu khí: có cầu cảng, bồn chứa khí (1); thương nhân xuất, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai: có cầu cảng, bồn chứa khí, chai LPG (sở hữu hoặc thuê) (2); thương nhân xuất, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống: có cầu cảng, bồn chứa khí, đường ống vận chuyển khí, trạm cấp khí (3).

Như vậy, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu loại hình (1) chỉ cần có cầu cảng, bồn chứa; thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu loại hình (2) cần bổ sung chai LPG; thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu loại hình (3) cần bổ sung đường ống, trạm cấp khí.

Tuy nhiên, Nghị định số 87/2018/NĐ-CP chỉ quy định cấp duy nhất một loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí. Do vậy, các quy định về nghĩa vụ của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG không thể áp dụng cho cả 3 loại hình thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí nêu trên.

Liên quan đến quy định kinh doanh LPG chai mini, hiện nay, trên thị trường, mặt hàng LPG chai mini đang được kinh doanh bởi các loại hình thương nhân với quy mô và quy trình sản xuất và phân phối rất đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh LPG chai mini mới dừng ở mức quy định về điều kiện lưu thông của LPG chai mini. Đồng thời, loại sản phẩm này đang bị cấm bán tại siêu thị, trung tâm thương mại và một số loại hình cơ sở thương mại khác. Như vậy, hoạt động kinh doanh LPG chai mini đang thiếu cơ sở pháp lý để quản lý và khuyến khích phát triển.

Bộ Công Thương nhận định, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 87/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí là cần thiết và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'