Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Hà Giang: Kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Hà Giang đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch trở lại Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Phát hiện, xử lý 593 vụ vi phạm

Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Giang cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh Hà Giang, ngay từ đầu năm Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã ban hành các kế hoạch công tác năm 2024, chỉ đạo các đội Quản lý thị trường tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bình ổn thị trường, chủ động nắm sát diễn biến thị trường, nhất là các thời điểm diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai, mưa bão.

Mục tiêu chung của các kế hoạch là nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường hàng hoá phục vụ đời sống người dân và sản xuất kinh doanh; kịp thời kiểm tra, xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên địa bàn.

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Đội QLTT số 3 tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn. Ảnh: Cục QLTT Hà Giang

Đồng thời bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức triển khai kế hoạch công tác, kịp thời chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy, hàng hóa tại các chợ về nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, an toàn thực phẩm; công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ…, nhất là trong các dịp cao điểm, không để phát sinh các điểm nóng, phức tạp trên địa bàn; góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi tích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, phối hợp thanh tra, kiểm tra trọng tâm, trọng điểm, phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc vi phạm. Duy trì tổ công tác, quản lý địa bàn, tổ chức thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại địa phương.

Chia sẻ rõ hơn về nhiệm vụ, ông Vũ Quốc Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Giang - cho biết: Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền được quan tâm và ngày càng nâng cao chất lượng nội dung hơn; công tác khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong toàn đơn vị được thực hiện kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho các cán bộ, công chức thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.

“Trong quý III/2024, số vụ kiểm tra 229 vụ, xử lý vi phạm hành chính 163 vụ, thu nộp ngân sách 750 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu hơn 47 triệu đồng; trị giá tang vật áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hơn 280 triệu đồng”, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Giang cho biết thêm.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã kiểm tra 593 vụ, đạt 90,26% so với cùng kỳ năm 2023; nộp ngân sách nhà nước: 2.201.047.625 đồng, tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2023 trong đó, tiền xử phạt vi phạm hành chính: 1.837.700.625 đồng; tiền bán hàng hóa tịch thu 363.347.000 đồng. Trị giá tang vật khắc phục hậu quả: 748.994.700 đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả chưa cao; trách nhiệm và trình độ năng lực của một số công chức Quản lý thị trường còn hạn chế. Việc áp dụng hệ thống xử phạt vi phạm hành chính (INS) của một số đơn vị còn lúng túng nên hiệu quả kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa cao.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu

Trong những tháng cuối năm 2024, dự báo tình hình buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh trái phép hàng hóa tiếp tục có diễn biến phức tạp. Do đó, các lực lượng của BCĐ 389 tỉnh đã ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Cục QLTT tỉnh Hà Giang phối hợp với Công an huyện Quang Bình kiểm tra phát hiện hàng hóa các loại, giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Ảnh: Cục QLTT Hà Giang

Trong đó, tập trung kiểm soát các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn như: Thực phẩm, pháo, gia cầm, xăng dầu, thuốc lá…; nỗ lực kiểm soát tốt địa bàn biên giới, cửa khẩu và trong nội địa; tuyệt đối không để hình thành các điểm nóng về buôn lậu, nhất là thời gian cao điểm cuối năm. Đồng thời, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để chủ động xây dựng phương án phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn những tháng cuối năm.

Hiện nay tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, tình trạng kinh doanh hàng cấm, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, hàng kém chất lượng, vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hoá, mã số mã vạch, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn xảy ra trên địa bàn. Trong những tháng còn lại của năm 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Giang quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, Công điện 4 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ cho toàn thể công chức, người lao động trong đơn vị; xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa”. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Giang nhấn mạnh.

Triển khai kịp thời các kế hoạch, phương án cụ thể, đồng bộ hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo về an toàn thực phẩm và các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất xứ hàng hóa; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng cấm, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra các tụ điểm tập kết, buôn bán hàng lậu, hàng giả.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu tác động đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, như: Thương mại điện tử, rượu, nguyên liệu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, xăng xầu, khí hóa lỏng, thực phẩm chức năng, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, điện tử. thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản… và nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý Bộ Công thương. Chủ trì phối kết hợp với lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm xử lý nghiêm các vấn đề, vụ việc phát sinh, nổi cộm được phát hiện xảy ra trên địa bàn.

Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Hà Giang tiếp tục duy trì ổn định, hỗ trợ vận hành các ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động ổn định. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thực thi công vụ về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường được trang bị đầy đủ về kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Tổng cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 Hà Giang, văn bản của các Bộ, ngành, các cấp về tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó đảm bảo thị trường cuối năm, giữ vững địa bàn an toàn, đảm bảo an ninh trật tự.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hàng nhập lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đã có 23 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ tổng số tiền 4,3 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 30/9/2025 sẽ có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Công ty Điện lực Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh với kết quả 100% đại biểu dự họp tán thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch, hứa hẹn tăng sức hút cho điểm đến "bốn mùa", hướng tới mục tiêu đón 19 triệu lượt khách dịp cuối năm 2024.
Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 sẽ khai mạc ngày 25/11 tới tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động