Chủ nhật 22/12/2024 15:24

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Chuyên gia góp ý gì?

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.

Luật Hoá chất (sửa đổi) cần phù hợp với thực tiễn và nhu cầu

Đề cập về sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Hóa chất, ông Phùng Mạnh Ngọc -Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) khẳng định: Sau 16 năm thi hành, việc thực thi Luật Hóa chất năm 2007 đã mang lại những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành Công nghiệp hóa chất đã có bước phát triển mạnh mẽ, sản phẩm hóa chất sản xuất trong nước đã đa dạng hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, một số lĩnh vực của ngành đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật đã hình thành một hệ thống quy định quản lý hóa chất tương đối toàn diện từ trung ương đến địa phương. Cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động hóa chất đã được quản lý chặt chẽ và ngày càng đi vào nền nếp, quy củ.

Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hóa chất là hết sức cần thiết. Ảnh VS

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Hóa chất cũng chỉ ra, bên cạnh kết quả đạt được, sau hơn 16 năm thi hành Luật Hóa chất năm 2007 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Các quy định đối với dự án hóa chất chủ yếu tập trung vào các yêu cầu đảm bảo an toàn hóa chất và bảo vệ môi trường, chưa đề cập đến các yêu cầu về công nghệ, định hướng phát triển ngành, chất lượng sản phẩm hay các yêu cầu về hóa học xanh và phát triển bền vững; chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn và có tính ổn định để thu hút đầu tư trong hoạt động hóa chất. “Quy định về quản lý hóa chất chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hóa chất, trong khi đó, các quy định đối với hoạt động sử dụng hóa chất chưa đảm bảo được hiệu lực quản lý, các quy định về vận chuyển, thải bỏ hóa chất còn chung chung và chưa được quan tâm, dẫn đến những lỗ hổng quản lý trong chu trình vòng đời của hóa chất. Nhiều sản phẩm tiêu dùng chứa hóa chất nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dân hoặc có thể ảnh hưởng lâu dài đến môi trường khi thải bỏ, tuy nhiên Luật chưa có quy định điều chỉnh”- ông Phùng Mạnh Ngọc cho hay.

Nêu cụ thể những bất cập, Cục Hoá chất chỉ ra, ngoài ra, việc thi hành pháp luật về quản lý hóa chất đôi khi còn chưa nghiêm. Nhiều hóa chất nguy hiểm bị sử dụng sai mục đích gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Nhiều đơn vị xem nhẹ các quy định về an toàn hóa chất, không thực hiện hoặc thực hiện đối phó, hình thức, chưa đảm bảo công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Giữa các cơ quan quản lý còn thiếu cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin về công tác quản lý hóa chất.

Từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật Hóa chất năm 2007 nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng, đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản suất cơ bản của nền kinh tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Hóa chất năm 2007.

Góp ý và đề xuất đưa ra các giải pháp tối ưu

Tại Hội thảo góp ý kiến dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) mới đây, bà Phan Thị Tố Uyên - Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nêu quan điểm: Cần thống nhất các khái niệm về hoạt động hóa chất đảm bảo nguyên tắc quản lý theo vòng đời tại các chương, điều của dự thảo Luật. Xem xét các hoạt động gia công, sang chiết, đóng gói hóa chất có thuộc hoạt động hóa chất hay không.

Ngoài ra, không cần thiết quy định các bộ, ngành ban hành danh mục hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm do không đảm bảo tính khả thi. Chỉ cần quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động hóa chất; quản lý hoạt động thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường... để tránh trùng lặp khi triển khai thực hiện.

Đóng góp ý kiến về Trách nhiệm xử lý hóa chất độc tồn dư, hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất độc bị tịch thu được quy định tại Điều 75, bà Phan Thị Tố Uyên cho rằng, việc xử lý hóa chất độc tồn dư, hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất bị tịch thu sẽ do UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan thực hiện.

Nêu quan điểm về phát triển ngành công nghiệp hóa chất, ông Đỗ Thanh Bái- Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam cho rằng, cần có chiến lược phát triển ngành Công nghiệp hóa chất một cách bền vững; ưu tiên phát triển ngành thì cần đưa ra các tiêu chí đặc trưng, danh mục các hóa chất trọng điểm. Bên cạnh đó là cần có sự tư vấn, thiết kế và thẩm định thiết kế đối với các loại hóa chất.

Liên quan đến vấn đề kiểm soát, buôn bán hóa chất, ông Đỗ Thanh Bái cho biết, hiện các cơ quan, địa phương đã dành nguồn lực cho việc đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất. Tuy nhiên, việc kiểm soát hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hoặc nguyên liệu thì Bộ Tài nguyên Môi trường và các cơ quan hữu quan cần có sự trao đổi, đưa ra các quy định cụ thể hơn trong dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Đóng góp ý kiến vào việc quản lý hóa chất nguy hiểm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị việc làm này cần gắn với các tiêu chí, tiêu chuẩn của hóa chất trong các lĩnh vực với những cam kết hiện nay. Đây cũng là sự cần thiết để cơ quan soạn thảo dự án Luật làm rõ hơn những việc cần triển khai nhằm thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Ngoài ra ông Sơn cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật cần làm rõ hơn về hệ thống thông tin và cảnh báo về hóa chất độc hại, nguy hiểm nhằm bảo vệ cộng đồng tốt hơn.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Cao Chí Kiên – Phó Trưởng Ban Công nghệ - An toàn và Môi trường - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhận định, dự thảo có tính chất mới, thể hiện sự công phu và đã kế kế thừa được những điều khoản của Luật Hoá chất 2007. Tuy nhiên, dưới góc độ doanh nghiệp, ông Cao Chí Kiên đưa ra góp ý với quy định “Quản lý hoá chất trong vòng đời”.

Theo ông Cao Chí Kiên, với quy định “Quản lý hoá chất trong vòng đời”, dự thảo có hẳn một chương với nhiều điều khoản, nhưng mục giải thích từ ngữ không có khái niệm thế nào là quản lý vòng đời. Từ phân tích trên, ông Kiên góp ý nên có giải thích về “Quản lý hoá chất trong vòng đời”. Bên cạnh đó, nội dung này cũng xuất hiện nhiều thủ tục hành chính hơn, nên đề nghị Ban soạn thảo so sánh với Luật Hoá chất cũ, xem có phát sinh như thế nào và nếu phát sinh thì ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp không?

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cũng khuyến nghị, dự thảo Luật cần chú trọng phát triển hóa học xanh, đây là ngành công nghiệp phát triển hóa chất bền vững. Đánh giá cao dự thảo Luật đã quy định về hoạt động tư vấn chuyên ngành hóa chất, có ý kiến đề nghị, cần có quy định về tư vấn trong thiết kế, xây lắp công nghiệp hóa chất; liệt kê các hoạt động kiểm soát hóa chất đặc biệt và hóa chất nguy hiểm; chú trọng đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro trong khâu thiết kế, xây dựng kế hoạch ngăn ngừa hóa chất độc hại như thế nào; làm rõ thêm hệ thống thông tin và cảnh báo về hóa chất nguy hiểm…

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) gồm 89 điều và được bố cục thành 10 chương. Phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về hoạt động hóa chất, phát triển công nghiệp hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hóa chất.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)

Tin cùng chuyên mục

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Khối doanh nghiệp Hà Nội vượt thách thức, giữ vững hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu