Thứ bảy 23/11/2024 13:53

Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng

Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch được xem là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình tạo động lực phát triển song còn tồn tại vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Theo đó, Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch (bao gồm 03 dự án thành phần: Dự án Cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch, Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II) hiện đang triển khai thi công Dự án Cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch.

Theo báo cáo của Ban Quản lý điện 2, dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tối đa của tỉnh, các sở, ngành và huyện Quảng Trạch. Tuy vậy, hiện nay còn 1 số khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch được xem là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình tạo động lực phát triển song còn tồn tại các vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Trong quá trình thi công các dự án, vẫn còn một số bất cập chưa giải quyết được. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình, Dự án Cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên trong quá trình thi công có một số hộ dân cản trở nên phải bảo vệ thi công ngày 12/7/2022 (san nền, hàng rào).

Đối với khu phụ trợ đã hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 11,27 ha, hiện tại trên phạm vi này còn khoảng 1,65 ha còn vướng mắc do 19 hộ dân đang yêu cầu UBND xã xác định nguồn gốc các thửa đất từ năm 2011 do gia đình khai hoang, đất được giao theo Nghị định 64. Trong đó có 04/19 hộ đã được UBND xã xác nhận là đất được giao theo Nghị định 64 và khai hoang từ năm 2011, nhưng đến nay Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường chưa hoàn thành điều chỉnh hồ sơ trích đo để thu hồi và bồi thường cho các hộ dân gây bức xúc và các hộ dân thường xuyên cản trở thi công. Các thửa đất còn lại của 15 hộ đã được UBND xã xác nhận là đất do UBND xã quản lý, đã được phê duyệt phương án bồi thường.

Khu vực bãi thải xỉ của dự án rộng 42,6ha đến hiện nay còn 77 thửa đất (38,993m2) UBND xã Quảng Đông chưa xác định nguồn gốc, các thửa đất đã được bồi thường cho UBND xã Quảng Đông nhưng chưa được hỗ trợ về hoa màu cho các hộ dân trực tiếp sản xuất.

Ngoài ra, với công trình đường ống thải nước làm mát, băng tải than, đường ra cảng than (21,6ha): Đoạn chạy qua chòm 1,2,3 còn vướng mắc 09 hộ xen ghép chưa được bố trí đất tái định cư nên thường xuyên chặn đường để cản trở thi côngcác gói thầu EPC Quảng Trạch 1 và EPC cảng than mà Báo Công Thương đã thông tin trước đó.

Đoạn chạy qua khu vực người dân trồng cây trên đất UBND xã quản lý mới phê duyệt phương án bồi thường, đang thực hiện các thủ tục để chi trả. Trong phạm vi còn vướng mắc Trạm bơm nước ngọt của trạm Rada 535 và đường dây 22kV cấp điện cho trạm Rada, chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng để di dời.

Tuyến ống cấp nước làm mát, thải xỉ, ống nước thu hồi, kênh nhận nước làm mát (25ha) phần diện tích do UBND xã quản lý có 1,5 ha đất trồng cây hàng năm do UBND xã quản lý đã đưa vào bồi thường chia cho các hộ dân, phần diện tích này còn vướng mắc do UBND xã chưa xác nhận danh sách các hộ dân trực tiếp sản xuất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ hoa màu cho các hộ dân; diện tích 18,23 ha chủ yếu là đất bãi cát người dân trồng cây đến nay đã huyện Quảng Trạch phê duyệt phương án bồi thường, đang làm thủ tục chi trả tiền.

Hạng mục Tuyến ống nước ngọt: Đã phê duyệt phương án bồi thường, đã chi trả tiền 13/14 hộ xã Quảng Hợp; 07/45 hộ xã Quảng Kim (trả tiền lần 2 có thêm 04 hộ nhận tiền), 27/30 hộ Quảng Châu; xã Quảng Phú 95/109 hộ. Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã trình UBND huyện phê duyệt phương án đợt 2 tại xã Quảng Kim, đợt 2 tại xã Quảng Phú, phần bổ sung tại xã Quảng Châu. UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tại xã Quảng Kim, xã Quảng Phú. Xã Quảng Châu đang đề nghị tạm dừng để điều chỉnh hồ sơ.

Đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng 48,6/48,6ha (khu vực nhà máy chính). Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II Diện tích khu vực nhà máy chính 44,7ha, đã bàn giao 33,8ha, chưa bàn giao 10,9ha. Về công tác giải phóng mặt bằng: Còn 02/206 hộ chưa nhận tiền đợt 1; đợt 2 đã trình phê duyệt 16 hộ; còn 05 hộ đang tiếp tục xử lý để lập phương án trình phê duyệt đợt cuối; 01 hộ dân đang khiếu nại về thửa đất đã bị thu hồi từ năm 2011 tại hạng mục mương thoát nước, đến nay chưa nhận tiền và đề nghị phải thu hồi, bồi thường tại thời điểm hiện tại. Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đang lập hồ sơ để điều chỉnh quyết định thu hồi đất.

Đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II, hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi công nghệ Nhà máy từ nhiệt điện than sang nhiệt điện khí.

Trong buổi kiểm tra tình hình dự án vào ngày 02/08, ông Trần Thắng- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay, các dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, vì vậy, lãnh đạo tỉnh sẽ có các buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ dự án.

"Về những khó khăn, vướng mắc, Ban Quản lý Dự án điện 2 cần báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam để có chỉ đạo thống nhất, đồng thời tham mưu để Tập đoàn trình Bộ Công thương xem xét giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Những vấn đề trong thẩm quyền giải quyết, UBND tỉnh, các sở, ngành sẽ làm việc với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn cho dự án. Các sở, ngành liên quan, huyện Quảng Trạch hỗ trợ tối đa để dự án triển khai đúng tiến độ, bảo đảm đúng cam kết của tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đưa Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I đi vào hoạt động trong năm 2024"- ông Trần Thắng đề nghị.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử