Thứ sáu 22/11/2024 19:32

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng: Chạy đua với thời gian

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng hiện đang chạy đua với thời gian sau khi đơn vị này nhận được hộ chiếu nổ mìn và triển khai thi công hầm phụ vào trưa ngày 1/11

Sau gần 2 tháng được phép thi công trở lại và cũng chừng ấy thời gian để đơn vị thi công cùng chủ đầu tư chờ cấp lại giấy phép nổ mìn do việc tạm dừng thi công toàn dự án phải thực hiện lại các thủ tục nổ thử và cấp phép từ đầu. Đúng 11h52 phút ngày 01/11/2022, trên công trường Thủy điện Hòa Bình mở rộng công tác nổ mìn đã chính thức được tiếp tục tại khu vực hầm phụ.

Đúng 11h52 phút trưa ngày 01/11/2022 công tác nổ mìn tại hầm phụ đã được triển khai trở lại

Sự vui mừng, rạng rỡ hiện lên trên từng nét mặt của cả công nhân và các cán bộ kỹ thuật trên công trường.

Anh Đào Trọng Sáng – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án điện 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (đại diện chủ đầu tư) cho biết: Mặc dù dự án được cho phép thi công trở lại từ ngày 8/9/2022,nhà thầu nỗ lực triển khai bốc, xúc đất phần hở, chưa thi công được các hạng mục khác do chờ giấy phép nổ mìn được cấp phép trở lại. Thời gian chờ đợi này cả chủ đầu tư và nhà thầu cùng đơn vị tư vấn đã rà soát lại tiến độ, kiểm tra lại các phương án thi công, phương án an toàn trong quá trình thi công..

Đến nay khối lượng công việc còn lại tương đối lớn, về khối lượng đào đất đến thời điểm này còn gần 300.000m3 tương đương với 20% khối lượng công việc của đào đất; nhưng đào đá còn khoảng 1,2 triệu m3 trong khi việc thi công các hạng mục phải chờ đá nổ mìn phục vụ trở lại.

“Để thi công được đường hầm dẫn nước thì điều kiện tiên quyết là phải nổ mìn được hầm phụ, nhà máy và cửa nhận nước”, anh Sáng chia sẻ.

Đại diện Chủ đầu tư cùng nhà thầu thường xuyên rà soát kiểm tra các khu vực thi công

Tuy nhiên nói về vấn đề này ông Nhâm Mạnh Đôn- Phó Giám đốc Ban điều hành liên doanh thi công Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng cho biết: chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian vì chắc chắn với việc phải dừng thi công trước đó để xử lý sạt trượt và dịch Covid-19 cùng với thời gian chờ đợi “hộ chiếu nổ mìn” vừa qua tiến độ của dự án sẽ bị lùi lại khoảng 01 năm. Đó còn chưa kể đến “hộ chiếu nổ mìn” lần này cơ quan quản lý chỉ cho phép khối lượng nổ mìn 2,5 m/01 lần, trong khi trước kia là 4m. Do vậy năng suất lao động ước giảm 40%, thời gian thi công kéo dài hơn cùng các chi phí kíp nổ, chu kỳ máy móc ra vào bốc xúc, nhân công vận chuyển đất đá cùng các chi phí khác liên quan cũng tăng lên rất nhiều. Theo ước tính tăng khoảng 35% chi phí ở hạng mục này so với dự toán ban đầu”.

Cũng theo ông Nhâm Mạnh Đôn, hiện toàn bộ thiết bị, máy móc con người,vật tư đã được huy động tối đa để thi công. Đơn vị thi công đã triển khai thực hiện làm 3 ca liên tục trên công trường để đảm bảo tiến độ.

Neoweb gia cố cửa nhận nước

Nói về công tác an toàn, xử lý sạt trượt và nổ mìn, anh Đào Trọng Sáng cũng cho biết, trong ngày 01/11 chúng tôi đã thực hiện 10 vụ nổ mìn, kết quả quan trắc tại 8 trạm đo tại các vị trí được yêu cầu cho thấy các chấn động và sóng xung kích trong không khí đều đảm bảo và thấp hơn nhiều so với mức quy định của của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2019/BCT.

Cũng theo anh Sáng chia sẻ: “Các công việc đang tiến hành theo trình tự và chúng tôi đang cố gắng đảm bảo đẩy nhanh được tiến độ thi công mà trước mắt là công tác đào hầm. Về phía liên danh nhà thầu cũng cam kết, thi công đảm bảo an toàn”.

“Hiện cửa hầm phụ đã thi công được gần 160m/458m. Theo kế hoạch nhanh nhất trong điều kiện mọi thứ thuận lợi thì đầu năm 2023 đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công hầm chính”, đại diện liên danh nhà thầu, ông Đôn cho biết.

Thu Hường- Đình Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế