Dự án điện phân nhôm Đắk Nông: Không được hưởng ưu đãi “khủng”

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân có thể xem là dự án trọng điểm của lĩnh vực chế biến sâu khoáng sản. Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng dự án này được ưu đãi “khủng” về cơ chế chính sách, trong đó có việc được hưởng giá điện thấp, dẫn đến Nhà nước phải bù lỗ lớn? Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Lê Dương Quang - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương về vấn đề này. 
Dự án điện phân nhôm Đắk Nông: Không được hưởng ưu đãi “khủng”
Dự án điện phân nhôm Đắk Nông đang dần hoàn thiện

Một số thông tin gần đây cho rằng, Dự án điện phân nhôm Đắk Nông của Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân (Dự án điện phân nhôm) được ưu đãi “khủng” về cơ chế chính sách. Là người từng được phân công trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đối với dự án này để báo cáo Chính phủ, ông có bình luận gì về nhận xét trên?

Trước hết, cần phải nhắc lại rằng đối với các dự án đầu tư nói chung và đầu tư vào ngành công nghiệp nói riêng mà có quy mô lớn, đóng góp quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành, có tác động lan tỏa thì Nhà nước luôn có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể.

Trong công nghiệp khoáng sản, với chủ trương phải tăng cường chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô hoặc sơ chế, ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước chúng ta đã tiến hành nghiên cứu việc đầu tư điện phân nhôm từ nguồn quặng bô xit Tây Nguyên. Song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nguồn điện lúc đó còn hạn chế nên việc đầu tư chưa thực hiện được.

Tiếp đó, trong suốt hơn 20 năm qua, nhiều lần việc điện phân nhôm lại được đặt ra, nhưng vấn đề nguồn điện và giá điện vẫn là những cản trở lớn cho việc đầu tư, mặc dù sản xuất nhôm kim loại đã được đưa vào Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp bô xit - nhôm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự án điện phân nhôm đặt tại Khu công nghiệp Nhân Cơ của tỉnh Đắk Nông, có công suất thiết kế ban đầu là 300.000 tấn nhôm thô/năm; sử dụng thường xuyên trên 900 lao động. Xét thấy nhu cầu nhôm của nền kinh tế đang tăng nhanh, trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu toàn bộ và tiềm năng to lớn của nguồn tài nguyên bô xít, Chính phủ đã khuyến khích chủ đầu tư xem xét nâng công suất lên 450.000 tấn nhôm thô/năm.

Dự án sử dụng công nghệ điện phân nhôm với dòng điện 500 kA, là công nghệ hiện đại nhất của thế giới hiện nay, sẽ đi vào sản xuất từ năm 2019. Nguồn nguyên liệu alumin sẽ do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cung cấp từ Nhà máy alumin Nhân Cơ và Tân Rai.

Với tổng mức đầu tư tương đương 688 triệu USD, dự án này sử dụng 20% vốn tự có của chủ đầu tư và 80% vốn vay thương mại. Phần vốn vay thương mại gồm vay tín dụng xuất khẩu (không được Chính phủ bảo lãnh) và vay tín dụng trong nuớc (chủ yếu để nhập khẩu thiết bị công nghệ) hiện cơ bản đã được thu xếp xong.

Những thông tin cơ bản nêu trên cho thấy Dự án điện phân nhôm đáp ứng đầy đủ các điều kiện của lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2005, đó là: sử dụng công nghệ cao (đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận), xây dựng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xây dựng trong khu công nghiệp, sử dụng nhiều lao động và những ưu đãi về đầu tư mà dự án được hưởng về thuế, sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.... là hoàn toàn thực hiện theo quy định của pháp luật mà bất kỳ dự án đầu tư nào dù là của doanh nghiệp (DN) Nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài hay DN tư nhân, nếu đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí đề ra đều được hưởng.

Do vậy, cái gọi là cơ chế ưu đãi “khủng” đối với Dự án điện phân nhôm là hoàn toàn không đúng.

Một trong số những ưu đãi được nhắc tới là về giá điện, với tính toán đưa ra là ngành điện sẽ phải bù lỗ cho dự án đến 1 tỷ USD trong 10 năm (bình quân khoảng 100 triệu USD/năm). Ông có thể chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông: Không được hưởng ưu đãi “khủng”

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang

Tôi xin khẳng định số liệu 1 tỷ USD bù lỗ cho dự án là không đúng. Chính phủ đã chỉ đạo việc xác định giá điện cho dự án này phải đảm bảo nguyên tắc dự án và nền kinh tế đều phải có hiệu quả và giá bán điện cho dự án là giá thành điện tại cấp điện áp 220 kV.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tính toán, đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt giá điện 5 cent/kWh cho dự án với điều kiện chủ đầu tư phải tự đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành trạm biến áp 220 kV; giá điện 5 cent/kWh nêu trên chỉ áp dụng cho 10 năm đầu kể từ khi đi vào sản xuất để tạo điều kiện cho dự án thu hồi được vốn đầu tư và có hiệu quả ở mức hợp lý. Sau giai đoạn 10 năm, sẽ áp dụng theo giá thị trường.

Thực tế, mức giá điện 5 cent/kWh này cao hơn nhiều so với giá điện hiện đang áp dụng đối với các nhà máy điện phân nhôm trên thế giới hiện đang ở mức từ 2,8 đến 4 cent/kWh.

Con số 1 tỷ USD bù giá điện cho dự án được nhắc tới gần đây là do nhầm lẫn khi người ta so sánh giá điện 5 cent/kWh với giá bán lẻ điện cấp điện áp 110 kV trở lên quy định trong Biểu giá điện ban hành theo Quyết định số 2256/2015/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Giá bán lẻ điện này theo quy định hiện hành bao gồm 4 nội dung: giá mua điện bình quân từ các nguồn phát điện, giá truyền tải điện (gồm lưới và TBA 500 kV và 220 kV), giá khâu phân phối - bán lẻ (lưới điện và TBA từ 110 kV trở xuống) và chi phí quản lý ngành và phụ trợ.

Nếu hiểu đúng bản chất vấn đề thì khi xác định mức hỗ trợ giá điện cho dự án cần phải so sánh giá điện 5 cent/kWh với giá thành điện ở cấp điện áp 220 kV cấp cho dự án (tức là chỉ bao gồm 3 nội dung là: giá mua điện bình quân từ các nguồn, giá truyền tải điện và chi phí quản lý ngành và phụ trợ, không có giá khâu phân phối và bán lẻ).

Căn cứ kết quả kiểm toán của ngành điện ở thời điểm tính toán và đề xuất giá điện cho dự án lên Chính phủ, giá thành điện cấp điện áp 220 kV với điều kiện chủ đầu tư phải tự đầu tư trạm biến áp 220 kV chỉ bằng 72% giá bán lẻ điện bình quân. Theo Biểu giá điện ban hành kèm Quyết định 2256/QĐ-BCT từ ngày 15/3/2015-30/11/2017 (khi dự án được Chính phủ đồng ý chấp thuận giá điện 5 cent/kWh), giá bán lẻ điện bình quân được áp dụng là 1.622,01 đ/kWh (tương đương 7,2 cent/kWh). Nếu không được ưu đãi giá điện thì dự án phải mua điện bằng giá thành điện cấp điện áp 220 kV là 1.168 đ/kWh (7,2 cent/kWh x 72%=5,19 cent).

Như vậy, ở thời điểm tính toán, so với mức giá 5 cent/kWh mà dự án được hưởng thì mức hỗ trợ là 0,19 cent/kWh, chứ không phải được hỗ trợ 2,2 cent/kWh (để ra con số 1 tỷ USD như thông tin mà một số phương tiện truyền thông đã nêu).

Cũng cần phải hiểu rằng, việc hỗ trợ giá điện cho dự án là chính sách của Chính phủ nhằm một mục tiêu cụ thể, ở trường hợp này là tạo dựng ngành công nghiệp nhôm mà Việt Nam chưa hề có tới nay. Điều này cũng tương tự như giá điện ưu đãi cho bơm tưới - tiêu thủy lợi, cấp điện cho hải đảo... và Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung nhóm khách hàng điện phân nhôm này vào cơ cấu biểu giá điện và cho phép ngành điện thực hiện cơ chế bù chéo nhằm mục đích để Nhà nước không phải bỏ vốn ngân sách ra hỗ trợ và ngành điện cũng không phải bù lỗ.

Mặc dù vậy, với việc được hưởng chính sách ưu đãi về giá điện trong 10 năm, vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả của dự án này với nền kinh tế, thưa ông?

Báo cáo Chính phủ vào tháng 4/2014, Bộ Công Thương đã tính toán và thấy rằng, nếu đi vào hoạt động năm 2017, tổng số nộp ngân sách Nhà nước của dự án trong 10 năm (2017 - 2026) là 420 triệu USD. Với mức chênh lệch giữa giá điện bán cho dự án là 5 cent/kWh và giá thành điện cấp điện áp 220 kV trong giai đoạn 10 năm là 229,76 triệu USD (được xem là khoản bù giá), số dư mà ngân sách thu được từ dự án là 190,24 triệu USD, như vậy đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là dự án và nền kinh tế đều phải có hiệu quả.

Ngoài ra, cần phải tính đến các hiệu quả kinh tế - xã hội khác cho nền kinh tế nói chung và 2 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông cũng như Tây Nguyên nói riêng, đó là: Thực hiện được chủ trương chế biến sâu khoáng sản, tạo ra 1 ngành công nghiệp hoàn toàn mới, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhôm kim loại, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, giảm ngoại tệ nhập khẩu, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp sau nhôm (hiện đã có các dự án chế tạo phụ tùng ô tô và nhôm định hình ngay tại Đắk Nông được chuẩn bị để đón đầu), tạo thêm việc làm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Tây Nguyên...

Dự án này do DN tư nhân đầu tư, vay vốn tín dụng xuất khẩu của nước ngoài không cần bảo lãnh của Chính phủ. Tôi được biết, đến nay, phần xây dựng nhà xưởng của dự án điện phân nhôm đã cơ bản hoàn thành, dự kiến từ quý III/2018, ngay sau khi tỉnh Đắk Nông hoàn thành và bàn giao cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ thì các nhà thầu nước ngoài sẽ triển khai công tác lắp đặt thiết bị và dự kiến cuối năm 2019 chúng ta sẽ có sản phẩm nhôm kim loại đầu tiên. Dự án điện phân nhôm Trần Hồng Quân cũng là minh chứng sống động cho việc thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân mà Đảng ta đã đưa ra từ Đại hội IX và được khẳng định lại một cách rõ ràng tại Nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa XII vừa qua.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Linh thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhôm Đắk Nông

Tin mới nhất

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Hai

Hai 'ông lớn' công nghiệp 'bắt tay' phát triển công nghệ cao

Ngày 15/4, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về phát triển công nghệ cao.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Chiều 26/3, tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự hội thảo phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với sản xuất ô tô, hệ thống đường sắt...
Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg (ngày 17/3) phê duyệt Chiến lược phát triển TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Công nghệ điện gió ngoài khơi sẽ có mặt tại Vietship 2025

Triển lãm Vietship 2025 về công nghệ đóng tàu, công trình ngoài khơi sẽ diễn ra từ ngày 5-7/3/2025 tại Hà Nội quy mô 200 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Đẩy mạnh hợp tác công nghiệp ô tô Việt Nam – Áo

Áo là quốc gia có thế mạnh về công nghiệp ô tô và Việt Nam – Áo có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: 5 mục tiêu cho VEAM để tăng trưởng 2 con số

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã đề ra 5 mục tiêu cho VEAM trong năm 2025 nhằm phấn đấu đạt tăng trưởng hai con số.
Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Kỷ nguyên vươn mình: Cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí, điện

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các doanh nghiệp trong ngành cơ khí, điện có nhiều cơ hội, tiềm năng và dư địa để phát triển mạnh mẽ.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Xác định hoá chất là nguyên liệu quan trọng với sản xuất công nghiệp, song cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động ứng phó sự cố hoá chất.
Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hoá chất cấp tỉnh năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp hoá chất và các cơ quan liên quan.
Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Chủ động đổi mới sáng tạo để số hoá quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động là giải pháp giúp DN công nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải Mỹ đã chỉ trích sự giám sát của Cục Hàng không Liên bang Mỹ do cơ quan này không có hệ thống hiệu quả để giám sát Boeing.
TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

Tổng tài sản của TKV đã tăng trưởng liên tục từ 1,7 nghìn tỷ đồng vào năm 1994 lên 114 nghìn tỷ đồng vào năm 2023, tương đương tăng 67 lần.
TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Tại cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo TKV và các đơn vị tại Quảng Ninh, TKV đã phát động thi đua 90 ngày đêm sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch quý IV/2024.
Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Bộ Công Thương cho rằng cần có các chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với xe Hybrid nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dòng xe này.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Từ ngày 17 - 20/9, đoàn công tác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã làm việc với các cơ quan chức năng của Lào về dự án muối mỏ Kali.
Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Công ty Nhôm Lâm Đồng tính toán, với quỹ đất còn lại có thể khai thác được chỉ đáp ứng sản xuất alumin đến ngày 25/9/2024, sau đó có nguy cơ dừng hoạt động.
Mobile VerionPhiên bản di động