Thứ năm 05/12/2024 02:09

Dự án điện mặt trời và điện gió: Không thể làm khó bước tiến của Trung Nam

Thực hiện một dự án điện gió có công suất trên 150 MW đã khó, việc hoàn thành cả một Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió với tổng công suất trên 350 MW tại một trong những vùng đất khô cằn, khắc nghiệt nhất trong cả nước là hành trình bao gian nan, khó khăn.

Tuy nhiên, dù thực hiện dự án điện mặt trời và điện gió lớn chưa từng có cũng không làm khó được bước tiến của Trung Nam.

Hoàn thành dự án điện gió giai đoạn 3 dánh dấu việc thực hiện tổ hợp năng lượng tái tạo lớn nhất trong cả nước hiện này, tiến gần đến mục tiêu đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Cánh đồng quạt gió do Trung Nam Group đầu tư

Hoàn thành Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á cũng thể hiện năng lực của Trungnam Group trong tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo uy tín với các đối tác, địa phương. Về quy mô, tổng diện tích vùng dự án Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo của Trungnam Group có diện tích 900hecta, trong đó trang trại điện gió có tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, trang trại điện mặt trời có tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng, có quy mô lắp đặt 705.000 pin mặt trời. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo đạt 950 triệu Kwh – 1 tỷ triệu Kwh điện mỗi năm.

Còn nhớ cách đây 5 năm, khi Trungnam Group thực hiện dự án Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo, trong đó có dự án điện gió Trung Nam, nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng hầu như đều bày tỏ sự kinh ngạc khi Trungnam Group khẳng định mục tiêu hoàn thành dự án trong một khoảng thời gian được xem là “bước tiến thần tốc”. Có lẽ khi ấy địa phương cũng khó lòng tin tưởng tuyệt đối khi bao gian nan, khó khăn ngổn ngang kể từ lúc bắt đầu thực hiện dự án.

Nhìn thấy khu vực mà Trungnam Group thực hiện dự án là một vùng đất đai khô cằn xen với đồi núi, mùa nắng hanh khô đất như nứt vỡ ra từng cục.. Trong khó khăn đó, Trungnam Group vẫn nhìn ra được những đặc điểm thuận lợi của khu vực này khi quyết định thực hiện dự án. Theo thống kê, Ninh Thuận là tỉnh có tiềm năng về gió với 14 vùng, trên tổng diện tích khoảng 8.000 ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc. Đặc biệt, ở Ninh Thuận ít có bão và lượng gió đều đặn suốt 10 tháng/năm, bảo đảm cho tua bin gió phát điện ổn định. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có điều kiện tiếp nhận một lượng lớn bức xạ mặt trời với tổng số giờ nắng trung bình 2837,8 giờ/năm, cao nhất trên cả nước. Sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao cũng là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời.

Một trong những khó khăn khác đó là để hoàn thành một dự án điện gió, nhà đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, sử dụng lực lượng lao động lớn, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trên thế giới với sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế. Là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, đủ năng lực về tài chính, nhân lực, công nghệ, Trungnam Group mới có thể hoàn thành nhà máy điện gió đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả vận hành. Và để thực hiện các dự án điện gió, nhà đầu tư phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về kinh nghiệm, năng lực tài chính, nhân lực, công nghệ.

Đồng thời, các dự án điện gió trong quy hoạch phát triển đều ở các vùng có điều kiện khí hậu, địa hình phức tạp khiến nhà đầu tư tốn nhiều nhân lực cũng như thời gian thi công, rất khó có thể đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Vượt lên trên mọi khó khăn, với sự thực hiện một cách thần tốc, sau 5 năm tập trung các nguồn lực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ cùng với kinh nghiệm thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, Trungnam Group đã hoàn thành và đưa vào vận hành Nhà máy Điện gió Trung Nam giai đoạn 3 đúng tiến độ đề ra.

Dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam giai đoạn 3 có tổng công suất 48 MW, sản lượng khai thác đạt 134 triệu kW, bao gồm 12 trụ gió với chiều cao 116 m, đường kính cánh quạt 126 m, công suất mỗi trụ 4,0 MW; các trạm biến áp nâng áp 0,4 – 1/22kV kết nối với Trạm biến áp dự án 22/110 KV và đấu nối vào ngăn xuất tuyến 110 kV tại Trạm 220kV Tháp Chàm để hòa vào lưới điện quốc gia. Dự án được lắp đặt bởi Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam, dưới sự hướng dẫn của Nhà cung cấp thiết bị Enercon (Đức).

Để thực hiện hoàn thành dự án giai đoạn 3, Trungnam Group đã phối hợp với các đối tác có năng lực và chuyên môn hàng đầu thế giới như Enercon, Sany Trong đó, các tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 -2,5m/s, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s, cao hơn so với giai đoạn I là 6,5 m/s. Đây là loại tuabin trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW) góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia.

Với Trungnam group, nói là làm, thực hiện là hoàn thành, tốc độ thực hiện dự án và uy tín với đối tác được đặt lên hàng đầu, là phương châm để doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn để về đích thành công.

Điều này đã được thể hiện qua những dự án mang tầm quốc gia mà Trungnam Group đã thực hiện trên cả nước.

Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến việc hoàn thành Dự án Trạm biến áp 500kV và đường dây 220/500kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong thời gian được xem là một kỷ lục không thể ngờ tới, 102 ngày đêm, hoàn thành, đưa vào vận hành dự án vào tháng 10/2020 vừa qua. Triển khai một dự án lớn trên diện tích 557,09 ha, trong đó có hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, tuy nhiên với quyết tâm cao độ, Trungnam Group khởi công dự án từ giữa tháng 5/2020 và đặt ra mục tiêu hoàn thành dự án trong Quý 4/2020. Với mục tiêu thực hiện dự án trong 102 ngày, Trungnam Group đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong vòng 45 ngày đầu tiên; cùng với hơn 8.000 con người từ cán bộ, kỹ sư, công nhân triển khai thi công xuyên suốt ngày đêm trên diện tích 557,09 ha để hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, phải kể đến một công trình đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố Đà Nẵng, công trình được đánh giá là cầu vượt lớn nhất Việt Nam, cầu vượt 3 tầng đầu tiên tại Việt Nam, dự án nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế. Đây cũng là công trình minh chứng cho năng lực thi công thần tốc, đảm bảo đúng tiến độ của Trungnam Group. Công trình được khởi công ngày 28/9/2013, hoàn thành sau 18 tháng (thời gian thi công thực tế là 16 tháng không kể ngày đêm) với 480.000 công lao động của kỹ sư và công nhân. Tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, công trình cầu vượt này được thiết kế 3 tầng, với tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 (dây văng). Công trình được khánh thành, đưa vào sử dụng trong tháng 3/2015, chấm dứt điểm đen tai nạn giao thông giữa tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam tại địa phương và trở thành một trong những công trình có kiến trúc khiến nhiều người thán phục, trở thành biểu tượng đáng tự hào của người dân thành phố Đà Nẵng.

Và hiện nay, Trungnam Group tiếp tục minh chứng cho năng lực thực hiện tốc độ, đảm bảo uy tín đó với việc hoàn thành dự án Tổ hợp trang trại năng lượng tái tạo, trong đó có dự án Nhà máy Điện gió Trung Nam giai đoạn 3, thực hiện tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Chắc chắn rằng, không chỉ dừng lại ở đây, Trungnam Group sẽ tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới, thể hiện vai trò là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong cả nước ở lĩnh vực năng lượng. Trungnam Group sẽ tiếp tục phát huy lợi thế cạnh tranh bằng việc triển khai đồng loạt các dự án năng lượng tái tạo với mục tiêu hòa lưới hơn 3000MW (03GW) tại Trà Vinh, Gia Lai, Đắk Lắk và Ninh Thuận trong 03 năm tới.

Với phương châm Đầu tư bền vững – Xây dựng tương lai, cùng với những năng lực cốt lõi tâm huyết, quyết liệt, kiên ddịnh, Trungnam Group sẽ chinh phục được những mục tiêu mới trong lĩnh vực năng lượng, đảm bảo cho năng lực thần tốc và uy tín vững chắc với các đối tác trong nước và quốc tế.

Hồng Hà
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Người dân Ukraine tìm đến ‘năng lượng xanh' để đối phó với mùa đông khắc nghiệt

EVNCPC khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110kV

Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Công ty thủy điện Huội Quảng- Bản Chát tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn

Bỏ quy định về điều chuyển công trình điện vốn nhà nước sang EVN quản lý

Thủy điện Sông Bung 4: vượt mốc sản xuất điện năm 2024 – về đích trước thời hạn 30 ngày

Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Luật sư Bùi Văn Thành: Luật Điện lực (sửa đổi) - dấu mốc trong hành trình hiện đại hóa ngành điện

Các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa đầy đủ trong Luật Điện lực (sửa đổi)

Hội nghị tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ chủ chốt Công đoàn TKV

Luật Điện lực (sửa đổi): Giải quyết bất cập trong giao dịch mua bán điện

EVNCPC: đóng điện dự án trạm biến áp 110kV Khu công nghiệp Phong Điền

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Nhiều điểm nghẽn được tháo gỡ

TKV cung cấp 36,33 triệu tấn than cho sản xuất điện trong 11 tháng

Nhìn lại gần 1 năm sửa đổi Luật Điện lực - hành trình thần tốc nhưng kỹ lưỡng để đột phá năng lượng cho kỷ nguyên vươn mình

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thuỷ điện

404 thí sinh thi tìm hiểu pháp luật về đấu thầu và đầu tư xây dựng của EVNCPC

TP. Hồ Chí Minh tăng tốc hoàn thành các dự án xây dựng lưới điện

Cần hiểu đúng: Kết nối dữ liệu đầu mối chưa hoá giải được số liệu ảo trên thị trường xăng dầu

Sửa chữa lớn, nâng cao hiệu suất vận hành tại các nhà máy điện EVNGENCO2