Dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường?

Lần đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành một mục riêng để quy định về giấy phép môi trường. Quy định này nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra hiện nay, làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực thi luật cũng như để người dân, doanh nghiệp đón nhận tích cực?

Triển khai giấy phép môi trường từ năm 2025

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Viện Chính sách kinh tế môi trường đã tổ chức hội thảo "Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020".

Dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường?
Việc quy định doanh nghiệp phải có giấy phép môi trường giúp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14, với nhiều điểm mới so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đặc biệt là vấn đề giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS. TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam - cho biết: Đây là thủ tục mang tính bắt buộc và là điểm mới lần đầu tiên được đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường. Giấy phép môi trường và đăng ký môi trường không phải là mới trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, sau nhiều lần đề nghị, vấn đề này mới được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực từ tháng 1/2022.

Có 5 đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường, đó là: Các dự án đầu tư thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường; dự án đầu tư không thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường; cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm 3; cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm 3.

Ông Nguyễn Xuân Quang - Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường - giải thích rõ: Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo tinh thần chỉ đạo chung là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường.

Trong giấy phép môi trường lồng ghép giấy phép xả chất thải nguy hại (gồm xả nguồn tiếp nhận và xả vào công trình, giấy phép xử lý chất thải nguy thải, giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, sổ đăng ký xả thải chất thải. Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS. Hoàng Dương Tùng - nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường - lưu ý các doanh nghiệp, phải hiểu giấy phép sẽ có thời hạn từ 7 - 10 năm chứ không phải là vô thời hạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất cho phù hợp.

Khi xin giấy phép môi trường, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến phần chi phí để đầu tư hệ thống xử lý chất thải, chi phí vận hành và các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó để tính toán chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm... Trong trường hợp chi phí phải bỏ ra quá lớn thì cần xem xét lại hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

"Giấy phép môi trường sẽ được triển khai từ năm 2025, nhưng doanh nghiệp cần có sự chủ động chuẩn bị từ bây giờ, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy", TS. Hoàng Dương Tùng đưa ra lời khuyên.

Chi phí tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp

Trước thắc mắc về việc doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm chi phí thuế sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được thực thi, GS.TS Hoàng Xuân Cơ - Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam - khẳng định: Sau khi có Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chịu thêm chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch tuân thủ ngay từ đầu; đồng thời phải có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật cho đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn.

Mặc dù vậy, ông cũng lưu ý, nếu có kế hoạch tuân thủ, thực thi luật đúng thì chi phí phát sinh thêm sẽ không lớn. Việc chi phí phát sinh có làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hay không còn tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp.

"Trên thực tế, công cụ kinh tế đang ngày càng áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Các công cụ kinh tế cũng yêu cầu doanh nghiệp, nhân dân đóng góp nhiều hơn. Nhưng khi doanh nghiệp tuân thủ thì uy tín, thương hiệu cũng được nâng lên nhiều; được xã hội tôn vinh vì môi trường", GS.TS Hoàng Xuân Cơ nhấn mạnh.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chính sách kinh tế môi trường: Trước đây, tình trạng ô nhiễm môi trường chất thải rất khó đo, nhưng khi có công cụ này sẽ giúp cho việc đo tình trạng ô nhiễm môi trường dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc ký quỹ bảo vệ môi trường, trước đây chỉ có khai thác khoáng sản, nay có thêm chôn lấp rác thải và nhập khẩu phế liệu, chi trả dịch vụ sinh thái tự nhiên.

Được biết, sau khi thực hiện thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng thành công, tới đây sẽ có 3 loại thu phí: Phí dịch vụ đất ngập nước, dịch vụ sinh thái biển, khai thác núi đá.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nhấn mạnh: Việc thu phí dịch vụ sinh thái tự nhiên là để Nhà nước có tiền đầu tư trở lại. Tổ chức phát triển thị trường khai thác kinh tế từ rác thải. Đây là lĩnh vực kinh doanh nếu nắm bắt sớm thì sẽ phát triển mạnh, mang lại lợi nhuận lớn. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông

Thời tiết hôm nay 17/11/2024: Chiều tối và đêm nay các tỉnh Miền Bắc trời trở rét

Thời tiết hôm nay 17/11/2024: Chiều tối và đêm nay các tỉnh Miền Bắc trời trở rét

Cập nhật thông tin về siêu bão Man-yi: Dự báo trở thành cơn bão số 9

Cập nhật thông tin về siêu bão Man-yi: Dự báo trở thành cơn bão số 9

Dự báo thời tiết hôm nay 17/11/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết hôm nay 17/11/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù

Không khí lạnh sắp tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi dưới 15 độ C

Không khí lạnh sắp tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi dưới 15 độ C

Nước ta có thể chuẩn bị đón siêu bão

Nước ta có thể chuẩn bị đón siêu bão

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/11/2024: Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/11/2024: Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

Xem thêm