Thứ tư 27/11/2024 20:01

Đốt hàng tấn vàng mã: Đừng để tín ngưỡng trở thành mê tín!

Sự việc đốt hàng tấn vàng mã tại Đền Tranh (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đã gây sự chú ý của nhiều người. Dù không đúng bản chất, nhưng lãng phí.

Mới đây (8/12), trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh một số người đang đốt tiền vàng mã tại lò hóa sớ kèm nội dung: "Hải Dương 20 tấn vàng mã trả lễ đốt 3 ngày chưa hết tại đền Quan lớn Tuần Tranh. Đây là 20 tấn vàng mã của một tín chủ đốt để trả nợ tại Đền Quan lớn Tuần Tranh – Ninh Giang. Đã 3 ngày mà chưa đốt xong 400 bao, số lượng vẫn còn khá nhiều và ngổn ngang tại khu vực hóa vàng".

Thông tin lan truyền cho rằng 1 tín chủ đốt 20 tấn vàng mã 3 ngày chưa xong tại Đền Tranh, Ninh Giang, Hải Dương - Ảnh: Cắt từ clip

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Châu, Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), cho biết: "Thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng đốt 20 tấn vàng mã trong 3 ngày của một tín chủ chưa hết và vàng mã vất ngổn ngang tại Đền Tranh là không chính xác. Đây là thông tin sai sự thật gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng lớn đến Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia của địa phương cũng như nhà đền".

Theo ông Châu, từ đầu năm 2023, bà Lưu Thị Liên (trú tại tỉnh Thái Bình) có đến Đền Tranh để xin lễ lấy phúc cho nhiều người được khỏe mạnh, bình an và cuối năm sẽ về lễ tạ. Sáng 7/12, bà Liên có liên hệ với Ban quản lý di tích Đền Tranh về làm lễ và được đồng ý.

Tuy nhiên, đoàn của bà Liên có chở theo khoảng 100 bao tải (không phải 400 bao như thông tin lan truyền), bên trong đựng tiền vàng mã và mỗi bao tải có trọng lượng khoảng 15 kg.

“Khi phát hiện số tiền vàng mã lớn, Ban quản lý đã trao đổi với đoàn bà Liên là không thể hóa toàn bộ số tiền vàng tại đây. Bởi lò hóa sớ của nhà đền không thể đáp ứng, sẽ hỏng lò và gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, Ban quản lý chỉ cho phép hoá 30 bao tại lò hóa sớ của Đền Tranh, số còn lại yêu cầu chở đi hóa tại các đền, chùa, đình trên địa bàn và khu vực lân cận”, ông Châu thông tin.

Lãnh đạo UBND xã Đồng Tâm xác nhận, việc đốt 20 tấn vàng mã trong 3 ngày tại Đền Quan lớn Tuần Tranh là không chính xác - Ảnh: Cắt từ clip

Cũng theo Chủ tịch xã Đồng Tâm, thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng, đốt 20 tấn vàng mã trong 3 ngày tại Đền Quan lớn Tuần Tranh là không chính xác.

“Đối với các đoàn đến lễ tạ tại di tích Đền Tranh, chúng tôi đều quán triệt đến mọi người nên hạn chế đốt vàng mã vì rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường”, Chủ tịch xã Đồng Tâm cho biết thêm.

Ngay sau khi đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến bình luận về sự việc này.

Tài khoản M.P cho rằng: “Thật sự quá lãng phí, đặc biệt nhất là ảnh hưởng đến môi trường”.

Cùng quan điểm, tài khoản N.N bình luận: “Mê tín và lãng phí. Hơn nữa lại làm hại mẹ thiên nhiên!”.

Cũng có ý kiến cho rằng: “Nếu là thật thì chính quyền địa phương nên xem xét nghiêm túc về hủ tục này”.

Khoảng 30 bao vàng mã được đốt tại Đền Tranh, số còn lại được mang đi các nơi khác để đốt - Ảnh: Cắt từ clip

Như đính chính của đại diện chính quyền địa phương, không phải là 400 bao tải với tổng khối lượng là 20 tấn mà chỉ khoảng 100 bao với mỗi bao là 15kg. Tính nhanh, số vàng mã được đốt cũng lên đến hơn 1 tấn.

Điều nay cho thấy một sự lãng phí vô cùng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và người dân sinh sống xung quanh khu di tích.

Theo các chuyên gia văn hóa, nhiều người có suy nghĩ sai lệch rằng đốt càng nhiều thì càng thể hiện sự quan tâm, thành kính của người còn sống với người cõi âm và được người cõi âm phù hộ.

Khi đời sống kinh tế phát triển hơn thì người ta lại “mạnh chi” cho việc đốt vàng mã hơn. Vì thế, đã không ít người lạm dụng, biến tướng hay bị lợi dụng từ việc đốt vàng mã.

Từ sự việc trên, thiết nghĩ, lãnh đạo UBND xã Đồng Tâm nói riêng và các địa phương có các khu di tích, đền, chùa cần có biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn ngay từ ban đầu.

Cùng với đó, tuyên truyền đến người dân, du khách thập phương nhằm hạn chế tình trạng đốt vàng mã, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn, tiết kiệm để việc đốt vàng mã thật sự trở thành nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng dân gian.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?