Mặc dù sát ngày Rằm tháng 7 âm lịch, nhưng làng sản xuất hàng 'cõi âm' lớn nhất Hà Nội rất đìu hiu, không còn cảnh nhộn nhịp, tấp nập như những năm trước.
Làng Phúc Am (huyện Thường Tín) có nghề truyền thống sản xuất vàng mã lớn nhất tại Hà Nội. Tại đây, các mặt hàng vàng mã chủ yếu là hình nộm thú (ngựa, voi), thuyền, rồng, nhà, xe, hình nhân... chuyên phục khách đi lễ...
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, trái với cảnh nhộn nhịp, tất bật thường thấy hàng năm, năm nay, dù đã cận kề ngày Rằm tháng 7, không khí mua bán tại đây vẫn rất đìu hiu. Nhiều hộ kinh doanh cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, vàng mã bán rất chậm, số lượng đơn hàng giảm từ 40 - 50% so với năm ngoái.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại làng sản xuất vàng mã lớn nhất tại Hà Nội:
|
Nằm cách trung tâm Thủ đô chưa đầy 20 km, nghề làm vàng mã của làng Phúc Am (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tồn tại được gần 40 năm. Trước kia, Phúc Am là làng nghề truyền thống chỉ làm nghề đan lát. Tuy nhiên, khi kinh tế thị trường phát triển đã khiến các hộ dân chuyển sang nghề vàng mã. |
|
Tại đây, các mặt hàng vàng mã chủ yếu là hình nộm thú (ngựa, voi), thuyền, rồng, nhà, xe, hình nhân... chuyên phục khách đi đền, phủ, miếu.... |
|
Bước qua cổng làng, từ đường làng cho tới giếng làng, từ sân đình cho tới nhà văn hóa cho đến mọi con ngõ nhỏ đều được người dân tận dụng để phơi khung xương ngựa giấy, voi giấy, hình nộm và đủ loại hàng mã. |
|
Mỗi dịp Rằm tháng 7 âm lịch, làng nghề này thường tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán người mua. Tuy nhiên, năm 2024, không khí tại đây lại khác biệt hẳn so với năm trước. |
|
Những gian hàng vàng mã, từ những mô hình nhà cửa, xe cộ cho đến quần áo, tiền giấy đều thiếu vắng khách hàng. Không còn hình ảnh người dân tấp nập lựa chọn, mặc cả như trước. |
|
Ông Nguyễn Hoàng Phi (làng Phúc Am, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết: "Thời điểm vài năm trước, tôi làm không hết việc khi đơn hàng đổ về quá nhiều. Thậm chí còn phải tự thuê thêm nhân công để kịp đảm bảo tiến độ. Nhưng năm nay lượng khách giảm mạnh, sản phẩm làm ra không bán được, kinh tế gia đình vì thế mà cũng giảm sút". |
|
Được biết, các sản phẩm vàng mã như quần áo, tiền vàng... vẫn được người dân lựa chọn là chủ yếu và có giá khoảng từ 15 - 20 nghìn đồng/bộ. Các sản phẩm khác cầu kỳ hơn như thuyền, ngựa... được bán với giá 250 nghìn đồng/con, mất từ 1,5 – 2 ngày để thực hiện. Chi phí sản xuất bao gồm tiền khuôn tre, công thợ buộc, bồi giấy, tiền dán áo, giấy dán... Mỗi sản phẩm trung bình chỉ lãi vài chục nghìn đồng. |
|
Lý giải nguyên nhân thị trường ảm đạm, ông Phi cho rằng, những năm gần đây, nhiều người dân đã hạn chế đốt vàng mã |
|
Ngoài ra, kinh tế khó khăn, nhiều người thắt chặt chi tiêu nên có xu hướng hạn chế mua đồ vàng mã đắt tiền. |
|
Năm nay do thị trường ảm đạm, cũng không còn xuất hiện nhiều đơn hàng "độc, lạ" như "siêu xe hay iphone, nhà biệt thự...". |
|
Nhiều hộ cũng chỉ sản xuất cầm chừng hoặc nhận những đơn hàng đi xa vào miền Trung hoặc miền Nam. |
|
Không khí làng nghề trầm lắng. |
|
Gần Rằm tháng 7 nhưng lượng người mua vẫn đìu hiu, sản phẩm của một số hộ kinh doanh vẫn treo "ngập" kho. |
|
Người dân cũng cho biết, các năm trước, từ cuối tháng 5 âm lịch nơi đây đã rất nhộn nhịp, tuy nhiên hiện tại phải đến tháng 7 mới dám sản xuất hàng mới. |
|
Phần lớn người dân đã hạn chế việc mua và đốt vàng mã tràn lan. |
Thái Mạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém ★ Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★