Thứ bảy 26/04/2025 16:23

Đồng Nai: Phê duyệt Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị, thương mại, dịch vụ

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ.

Đề án sẽ được tách hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị thương mại dịch vụ Biên Hòa 1 thành 2 hồ sơ dự án là dự án Khu vực trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh và dự án Khu đô thị dịch vụ Biên Hòa 1. Trong đó, dự án Khu vực trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Đồng Nai với quy mô diện tích khoảng 44ha. Hiện, tại khu vực này đang triển khai các dự án trụ sở Công an tỉnh Đồng Nai (diện tích gần 6ha) và trụ sở Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII diện tích 0,5ha.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 có vị trí nằm sát với sông Đồng Nai cũng như các trục giao thông thuận lợi như trục giao thông đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A.

Dự án Khu đô thị dịch vụ Biên Hòa 1 có diện tích hơn 286ha, trong đó có 2 công trình hiện hữu đề xuất giữ lại gồm tòa nhà Sonadezi (diện tích khoảng 1,2ha) và Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (diện tích khoảng 2,2ha). Như vậy, Khu đô thị dịch vụ Biên Hòa 1 sau khi giảm diện tích 2 khu vực trên thì còn hơn 283ha.

Thời gian di dời doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1 cũng được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 hoàn thành trước tháng 12/2024 (gồm các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích khu 1 với khoảng 75,1ha, nằm về phía nam Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tiếp giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, xa lộ Hà Nội); giai đoạn 2 hoàn thành trước tháng 12/2025 (doanh nghiệp nằm trong phần diện tích còn lại).

Hiện tại, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đang có 76 doanh nghiệp (6 doanh nghiệp FDI và 70 doanh nghiệp trong nước) đang thuê đất, hạ tầng để hoạt động. Theo báo cáo, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện đề án là hơn 7.500 tỷ đồng.

Mục tiêu của đề án là xây dựng khu đô thị - dịch vụ - thương mại mới văn minh hiện đại và phát triển bền vững, tạo bộ mặt mỹ quan đặc trưng cho khu vực nói riêng và TP. Biên Hòa nói chung; cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai; từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ của từng Sở, ban, ngành và UBND TP. Biên Hòa trong việc triển khai đề án, trong từng giai đoạn từ nay đến 2030. Đảm bảo từng bước triển khai đề án có hiệu quả, được sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp và người lao động thuộc phạm vi triển khai đề án.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?