Chủ nhật 22/12/2024 17:15

Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

Việc thực hiện chính sách dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nâng cao đời sống, Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giúp đồng bào dân tộc vươn lên, thời gian qua, tỉnh Nghệ Anđã tích cực triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình.

Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Văn Khánh - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An xung quanh vấn đề này!

Ông Lương Văn Khánh - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An.

Trong .những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi ở Nghệ An được triển khai như thế nào, thưa ông?

Những năm qua, từ các chương trình đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Nghệ An, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển.

Việc triển khai công tác dân tộc và chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng và kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, kỳ vọng của người dân về các chính sách dân tộc; kết quả thực hiện được thể hiện qua bức tranh ngày càng tốt hơn về bộ mặt kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Điều này thể hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế, đời sống tiếp tục ổn định, người dân tích cực sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được chú trọng đầu tư. Sản xuất nông, lâm, nghiệp khá thuận lợi. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Công tác đào giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Công tác y tế và an sinh xã hội thường xuyên được chăm lo, các địa phương đã thực hiện tốt các chính sách đối với người dân nhất là hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người yếu thế.

Cùng với đó, tình hình an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới cơ bản ổn định. Đồng bào đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện Chương trình giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025, tỉnh Nghệ An đã triển khai như thế nào? Trong quá trình thực hiện có gặp những khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?

Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện Chương trình là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cũng như góp phần cùng các địa phương khác trong cả nước thực hiện hoàn thành các mục tiêu của các chương trình.

Để triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 có hiệu quả, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo Ban Dân tộc thành lập Tổ công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Quy chế hoạt động của Tổ công tác về Chương trình. Giao UBND các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn quản lý; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia; thành lập Tổ công tác và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác cấp huyện; chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã quyết định thành lập Ban quản lý cấp xã, Ban Giám sát cộng đồng... để tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.

Tiếp đến, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua các Nghị quyết: Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; Kế hoạch phân bổ vốn và cơ chế huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình; Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình; Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, quyết định, hướng dẫn và nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao các Sở, ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị chủ trì thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.

Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai đầu tiên vào năm 2022. Đây là Chương trình mới, có nhiều nội dung (10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư), nhiều đầu mối chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện (8 sở, ngành và 12 huyện, thị xã), nên việc triển khai thực hiện Chương trình có nhiều khó khăn, vướng mắc như một số văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền còn chậm, có nội dung chưa quy định rõ, hướng dẫn chưa phù hợp, khó thực hiện.

Xin ông cho biết, để thực hiện có hiệu quả Chương trình, trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An đề ra những mục tiêu, giải pháp nào? Ông có đề xuất, kiến nghị gì để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An?

Hiện nay, tỉnh Nghệ An đã và đang phát huy mọi tiềm lực và lợi thế của miền núi để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An, sự vào cuộc, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chương trình để từng bước nâng cao đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các hệ thống truyền thông. Thực hiện tốt kế hoạch cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động có kế hoạch và giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả; đôn đốc, hướng dẫn triển khai kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc tại cơ sở để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

Để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, ban dân tộc tỉnh Nghệ An đề nghị cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn để cụ thể các dự án để địa phương căn cứ thực hiện chương trình đồng bộ, hiệu quả.

Trong thời gian tới, ban Dân tộc cũng đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nội dung chưa đủ, chưa quy định rõ, hướng dẫn chưa phù hợp, khó thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng