Thứ năm 19/12/2024 00:41

Doanh nhân là ‘‘xương sống’’của nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển

Đó là phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tại Hội nghị Lãnh đạo UBND tỉnh gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn.

Chiều ngày 10/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị Lãnh đạo UBND tỉnh gặp mặt doanh nghiệp - Chào mừng 20 năm ngày /chu-de/doanh-nhan-viet-nam.topic (13/10/2004 - 13/10/2024). Hội nghị có sự tham dự của 300 doanh nghiệp, đại diện cho hơn 6.000 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương phát biểu. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), tăng 5 bậc so với năm 2022; Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX) xếp thứ 17, tăng 2 bậc so với năm 2022; Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong TOP 10 toàn quốc (xếp vị thứ 8); Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương xếp thứ 2/14 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, thứ 14/63 tỉnh/thành cả nước; nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024.

Dự kiến, năm 2024 tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,5 - 9,0%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 81.844,5 tỷ đồng (giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2024 ước đạt 69,7 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 13.600 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 33.500 tỷ đồng, tăng 13,5% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 3 năm gần nhất đều đạt trên 1 tỷ USD, trong đó, năm 2024 tăng 33,1% so với cùng kỳ năm trước…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, để đạt được kết quả đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trong cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến phát triển đô thị thông minh; ban hành và triển khai quyết liệt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư công khai, minh bạch; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện hỗ trợ khi có nhà đầu tư quan tâm thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục duy trì nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động điều hành của 4 Tổ công tác giám sát và quản lý các dự án đầu tư do Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý dứt điểm các vướng mắc mà dự án gặp phải nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư tặng hoa Hiệp hội Doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp FDI, Hội nữ Doanh nhân. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết thêm, năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; được xác định là năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

"Chúng ta đang tiến rất gần để hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Đến nay, Đề án đã được Bộ Chính trị thảo luận, thống nhất. Quá trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương không thể thiếu sự đồng hành của các doanh nghiệp - các chủ thể của nền kinh tế đã không ngừng tăng gia lao động sản xuất, kinh doanh để tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp nguồn thu ngân sách tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ghi nhận, chúng tôi cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững. Trong tiến trình phát triển, doanh nhân luôn được coi là “xương sống” của nền kinh tế, lực lượng tiên phong đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội” - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Tại hội nghị, một số doanh nghiệp nêu lên những khó khăn, vướng mắc như công tác giải phóng mặt bằng chậm, hạ tầng, viễn thông tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp chưa đáp ứng, hỗ trợ về chữ ký số, quyết toán thuế…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Yếu tố giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước thu hút vốn đầu tư 11 tháng qua?

Hải Dương: 'Điểm sáng' ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tuyên Quang: Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hơn 7.060 hộ nghèo

Hà Giang: Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm