Thứ ba 19/11/2024 01:15

Doanh nghiệp nhựa nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đổi mới công nghệ

Để nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài cũng như các mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp (DN) nhựa nội địa đã và đang đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các công ty nước ngoài để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.  

Đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh

Là DN công nghiệp hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vưc khuôn mẫu chính xác và chi tiết nhựa cho ngành công nghiệp điện, điện tử và ô tô, lãnh đạo Công ty Nhật Minh - cho biết, nhờ tích cực cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại mà Nhật Minh đã rút ngắn thời gian lưu kho thành phẩm từ 13 ngày xuống còn 10 ngày, tiết kiệm gần 200 triệu đồng giá trị hàng tồn kho thành phẩm mỗi tháng. Qua đó, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của DN, giúp DN tự tin hơn khi tham gia vào các chuỗi cung ứng của các DN FDI.

Tương tự, theo chia sẻ của ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn, hiện nay DN này vẫn duy trì được năng lực cạnh tranh nhờ có những khách hàng lớn, ổn định. Nguyên nhân là do công ty tập trung đầu tư, máy móc, thiết bị đồng bộ, sản xuất thành công một số loại bao bì phức tạp từ công nghệ mới, làm giảm giá thành sản phẩm.

Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp nhựa tăng sức cạnh tranh

Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, nếu như trước đây hình ảnh của DN nhựa thường là các công ty gia đình, công ty tư nhân có quy mô nhỏ lẻ thì nay cùng với xu thế hội nhập và sự hỗ trợ quyết liệt bằng các chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp ngành này đang lớn mạnh và duy trì sự phát triển qua từng năm. Một điểm đáng chú ý là những doanh nghiệp có thế mạnh nội địa đã đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng, liên kết cùng các tập đoàn đa quốc gia khác để tập trung đầu tư sản phẩm cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Chẳng hạn, Công ty Cổ phần nhựa Rạng Đông vào tháng 5/2018 vừa qua đã hợp tác cùng Tập đoàn Sojitz Pla-Net - Nhật Bản đầu tư 32 triệu USD xây dựng nhà máy tại tỉnh Long An. Với việc hợp tác này, Tập đoàn Sojitz Pla-Net sẽ nỗ lực hỗ trợ Nhựa Rạng Đông để tạo ra những sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn quốc tế như PVC, bao bì… có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam và thế giới.

Nỗ lực tìm công nghệ mới qua các hội chợ, triển lãm

Theo các DN, đối với ngành công nghiệp nhựa thì giá cả sản phẩm, thiết bị, máy móc phải rất cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như công nghệ cao, thân thiện với môi trường... Bắt kịp xu thế này, rất nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất cho ngành nhựa đang được “chào bán” tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về máy móc, thiết bị ngành công nghiệp nhựa và cao su - VietnamPlas 2018 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Harrison Chen, Đại diện Công ty Jon Wai Macchinery Works Co., Ltd. - cho hay, thông qua VietnamPlas 2018, DN này mang đến thị trường Việt Nam rất nhiều sản phẩm nhựa đóng gói, ly nhựa, linh kiện điện tử; máy có công nghệ dán nhãn trong khuôn, hộp nhựa cho ngành chế biến thực phẩm có độ an toàn cao.

Theo ông Harrison Chen, hiện nay, thị trường Việt Nam có ngành chế biến thực phẩm phát triển rất mạnh, cùng với đó là nhu cầu về máy móc, thiết bị, linh kiện ngành công nghiệp nhựa và cao su đang tăng lên. Do đó, công ty đang hướng tới việc đầu tư văn phòng tại Việt Nam để mang đến thị trường Việt Nam những sản phẩm công nghệ tốt nhất phục vụ nhu cầu ngành nhựa, cao su.

Tương tự, bà Trịnh Thị Nhân, Đại diện Công ty TNHH dịch vụ Khang Hòa - chia sẻ, nhu cầu tiêu thụ máy móc ngành nhựa tại Việt Nam gần đây tăng mạnh, do nhà đầu tư mở rộng thị trường. Vì thế Khang Hòa rất tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như VietnamPlas 2018 để tiếp cận khách hàng Việt Nam. Qua nhiều lần tham gia triển lãm, bà Nhân nhận thấy các DN nhựa tại Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các loại máy móc mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu tài chính để đầu tư.

Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, việc đầu tư công nghệ mới, thay đổi dây chuyền sản xuất được xem là cấp bách hiện nay với các DN trong ngành. Vì thế, tìm kiếm sản phẩm phù hợp tại VietnamPlas 2018 các DN nhựa còn tích cực tìm kiếm thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm khác tại nước ngoài. Bởi trong giai đoạn này, các DN bắt buộc phải đổi mới để thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp