Thứ hai 23/12/2024 20:05

Doanh nghiệp ngày càng tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI nhận định, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ý thức, tích cực hơn trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật.

Phát biểu tại Hội thảo công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội vào sáng 25/4, ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI cho biết: Năm 2023 là một năm thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp và khó lường đối với cộng đồng kinh doanh.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo

Trên thế giới, các cuộc xung đột vũ trang đe dọa vận tải biển quốc tế, khiến giá cước vận chuyển Á - Âu tăng cao và biến động kinh tế vĩ mô tại các nền kinh tế lớn đặt ra nhiều vấn đề thách thức. Ở trong nước, các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, dẫn đến tình trạng suy giảm đơn hàng; thiếu vốn kinh doanh …

“Mặc dù số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2023 tăng so với năm 2022 (tăng 4,5%) nhưng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại rất lớn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2022 và cao nhất kể từ năm 2017 đến nay” – ông Phạm Tấn Công thông tin.

Trong bối cảnh đó, năm 2023 Quốc hội và Chính phủ đã có những nỗ lực to lớn trong xây dựng chính sách, tạo lập thể chế cho các hoạt động kinh doanh. Nhiều đạo luật quan trọng, có tính chất nền tảng với nền kinh tế như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi… đã được thông qua.

Đặc biệt, tham gia và theo sát quá trình xây dựng chính sách, pháp luật trong năm vừa qua, ông Phạm Tấn Công nhận thấy có 4 “dòng chảy” đáng lưu ý, bao gồm: Thứ nhất, các hoạt động cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa chi phí cho doanh nghiệp tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Cụ thể, theo lãnh đạo VCCI, cộng đồng doanh nghiệp nhận thấy sự nỗ lực, tích cực của các cơ quan nhà nước trong việc rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, gây vướng trong quá trình triển khai.

Trình bày báo cáo, ông Nguyễn Minh Đức - đại diện nhóm nghiên cứu VCCI cho biết: Năm 2023, VCCI tập hợp và gửi gần 100 vướng mắc, bất cập từ quy định và thực thi do doanh nghiệp phản ánh tới các cơ quan hữu quan và phần lớn những kiến nghị này đã được phản hồi, trong đó có nhiều ghi nhận và sẽ có kế hoạch sửa trong thời gian tới.

Mặc dù, vẫn còn một số băn khoăn về tính thực chất và kỳ vọng hơn nữa về tính cải cách, nhưng theo VCCI cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực này, đặc biệt là nhận thấy rõ về sự thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Năm 2023, VCCI tập hợp và gửi gần 100 vướng mắc, bất cập từ quy định và thực thi do doanh nghiệp phản ánh tới các cơ quan hữu quan

Thứ hai, đã có nhiều nỗ lực để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, gây khó cho doanh nghiệp. Trong năm 2023, VCCI nhận được khá nhiều phản ánh vướng mắc liên quan đến các quy định gây tác động đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp như: Quy chuẩn xây dựng về phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra hàng vận chuyển quá cảnh; trần chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết với ngân hàng; hợp quy thuốc thú y… Cơ quan nhà nước đã tìm hiểu, lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, như tiến hành rà soát và sửa đổi các quy định gây vướng (như sửa quy chuẩn xây dựng về phòng cháy chữa cháy, đề xuất sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy; dự thảo nghị định sửa Nghị định 132/2020/NĐ-CP về giao dịch liên kết; …), tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để giải đáp các vướng mắc và tìm hướng giải quyết.

“Mặc dù một số vướng mắc chưa được giải quyết triệt để, một số vấn đề chưa thống nhất trong quan điểm giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, nhưng việc các cơ quan nhà nước tiếp nhận và tìm cách xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp, cho thấy tinh thần cầu thị của các cơ quan soạn chính sách. Cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh các nỗ lực này” – Chủ tịch VCCI khẳng định.

Thứ ba, vẫn còn có một số chính sách chưa phù hợp, cần phải tiếp tục thay đổi mạnh mẽ về tư duy quản lý. Liên quan đến vấn đề này, VCCI cho rằng, với sự vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, một số chính sách đã không còn phù hợp và cần phải có những thay đổi đột phá, chuyển đổi theo hướng thị trường mạnh mẽ hơn.

Thứ tư, các chính sách chuyển đổi xanh đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhưng vẫn có nhiều băn khoăn từ phía doanh nghiệp. Cụ thể, trước yêu cầu chuyển đổi xanh, thời gian gần dây, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật dành cho lĩnh vực này. Đây là xu hướng không thể đảo ngược, tuy nhiên, vì là những chính sách mới nên trong quá trình xây dựng và đề xuất, một số chính sách hiện hành đưa đến nhiều băn khoăn cho doanh nghiệp về tính hiệu quả của các chính sách liên quan đến chế định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR); sự chồng lấn về quản lý khiến doanh nghiệp phải gia tăng về nghĩa vụ thực hiện trong các quy định liên quan đến giảm phát thải nhà kính, tiết kiệm năng lượng; …

Báo cáo của VCCI cũng ghi nhận dấu ấn của cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến hoạt động vận động chính sách trong năm 2023. Cụ thể, những chính sách lớn trong năm qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt … mang dấu ấn khá lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Báo cáo cũng cho rằng, dù còn rất nhiều kỳ vọng, nhưng cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao đối với những nỗ lực của các cơ quan nhà nước trong xây dựng và thực thi chính sách trong năm 2023.

Năm 2023 là năm thứ 7 VCCI tổ chức công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh. Theo các chuyên gia, đây là một ấn phẩm thường niên, đem lại những vấn đề đáng chú ý trong xây dựng pháp luật kinh doanh trong năm. Đồng thời, là nguồn thông tin hữu ích cho cơ quan Quốc hội, các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia pháp luật tham khảo trong quá trình xây dựng, góp ý phản biện các quy định pháp luật.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Cắt giảm điều kiện kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025