Thứ sáu 22/11/2024 21:08

Doanh nghiệp làm gì để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Để tận dụng lợi thế từ hiệp định UKVFTA, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng vùng trồng, phải nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chí mà thị trường yêu cầu.

Nắm vững thông tin thị trường

Phát biểu tại Hội thảo "Khai thác các tiềm năng thị trường Vương quốc Anh”, tận dụng lợi thế của UKVFTA", ông Đặng Hoàng Giang - Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, thị trường Anh cực kỳ quan trọng, nhưng quốc gia đứng thứ 4 của Việt Nam xuất khẩu điều lại là Hà Lan. Đây là quốc gia xuất khẩu nhân điều chế biến sâu vào thị trường Anh, trong khi Hà Lan không có hạt điều nào. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu điều lớn, tại sao Việt Nam chưa làm được? Ông Đặng Hoàng Giang đặt câu hỏi.

“Điều này cho thấy mặc dù có hiệp định thương mại tự do, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được. Hiện doanh nghiệp có thông tin về thị trường, nhưng chủ yếu là thông tin hàn lâm, còn những thông tin về thị trường, tập quán tiêu dùng... thì các doanh nghiệp chưa nắm được”, ông Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu điều chưa tận dụng được các lợi thế từ hiệp định UKVFTA

Theo ông Oliver Todd, Tổng lãnh sự Anh tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chuỗi cung ứng đang có sự thay đổi. Với Hiệp định UKVFTA, nhiều mặt hàng của Việt Nam đang có lợi thế. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh phải nắm vững thông tin thị trường, chuyên môn hoá. Thị trường Anh sẽ lựa chọn những nước có sản phẩm có lợi thế nhất định. Dệt may, nông nghiệp thuỷ hải sản, thị trường Anh luôn có nhu cầu, và tin tưởng các sản phẩm từ Việt Nam. Vì vậy, để cạnh tranh, doanh nghiệp nên phát triển ngành hàng đã có. Đồng thời đưa thêm thêm các ngành hàng mới và xây dựng uy tín sản phẩm.

Xây dựng vùng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc xuất khẩu Tập đoàn Lộc Trời cho biết, mỗi năm công ty xuất khẩu 100.000 tấn gạo, trong đó riêng thị trường Anh đạt 20.000 tấn. Để xuất khẩu vào khối thị trường EU nói chung và riêng tại thị trường Anh, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều quy định tiêu chuẩn khác nhau. Riêng về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, phát đáp ứng tiêu chuẩn của hơn 800 hoạt chất khác nhau. Theo ông Hiếu, cách đây vài năm Lộc Trời rất khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Anh do không có quy trình sản xuất, không có tiêu chuẩn rõ ràng khiến các sản phẩm làm ra không đạt chất lượng.

Để xuất khẩu được vào Anh, các mặt hàng nông sản phải đáp ứng nhiều quy định, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường

Tuy nhiên, từ năm 2020, công ty đã thay đổi cách làm, sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững, từ giống, phân, thuốc, dịch vụ nông nghiệp, liên kết với nông dân sản xuất, vận chuyển... đến nay các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Anh, Mỹ đều đạt chuẩn 100%. “Khi có chất lượng ổn định, mới nghĩ đưa các sản phẩm có thương hiệu của mình ra thị trường thế giới. Để làm được điều này, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng vùng trồng, phải đáp ứng hơn 800 hoạt chất mà thị trường yêu cầu. Cùng với đó là những giấy phép thông hành ở các thị trường khó tính”, ông Nguyễn Văn Hiếu khuyên.

Theo bà Nguyễn Ngọc Đài Trang - Giám đốc điều hành, Viện tiêu chuẩn Anh quốc (BSI Group), để đưa sản phẩm ra sân chơi lớn, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu từ nhà mua hàng, từ các hiệp hội hay ngành chức năng, và cơ quan nhà nước. Theo quy định số 2021/1900 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật với các loại rau thơm và hoa quả như sau: Húng quế: 20%; Bạc hà: 30%; Rau mùi: 40%; Đậu bắp: 20- 30%; Hạt tiêu: 20%; Thanh long: 10%. Đây là những mặt hàng có sự rủi ro cao ở thị trường Anh và khối EU.

Bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đánh giá, mặc dù hiện tại các sản phẩm nông sản của Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn các nước khác. Tuy nhiên, sắp tới Anh sẽ triển khai hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với các nước khác, điều này khiến lợi thế về thuế quan của chúng ta sẽ không còn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi, tập trung vào chất lượng sản phẩm. Đây là điều quan trọng nhất để đưa sản phẩm vào thị trường Anh.

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Thực thi hiệu quả EVFTA, tạo xung lực mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA phục hồi, tăng trưởng tích cực

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU