Thứ ba 06/05/2025 16:20

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.

Đổi mới tư duy pháp lý, dám chấp nhận rủi ro

Sáng 6/5/2025, trong chương trình làm việc của ngày thứ hai Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra Dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy. Ảnh: VPQH

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy khẳng định: “Dự án Luật cần thể hiện tư duy đột phá, thể chế hóa đầy đủ tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW và thiết lập hành lang pháp lý cho một hệ sinh thái sáng tạo thực chất, hiệu quả”.

Theo báo cáo, bên cạnh sự đồng thuận về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nhấn mạnh yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh chính sách kiến tạo, quản lý linh hoạt, sát với thực tiễn.

Một trong những điểm đột phá của dự thảo là quy định chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, phát triển, lần đầu tiên được luật hóa. Tuy nhiên, để tránh bị lạm dụng, Chủ nhiệm Ủy ban kiến nghị: “Phải bổ sung nguyên tắc pháp lý phân biệt rủi ro khách quan với lỗi chủ quan hoặc hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu”.

Về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), từ Điều 20 đến 23, báo cáo ủng hộ việc luật hóa nhưng nhấn mạnh cần thiết kế trên nguyên tắc chung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ: “Cơ chế thử nghiệm phải có giới hạn, có thời gian cụ thể, có hậu kiểm và trách nhiệm giải trình rõ ràng, để không trở thành ‘vùng trống’ pháp luật”.

Đặc biệt, doanh nghiệp được xác định là “động lực chính của đổi mới sáng tạo”. Báo cáo chỉ rõ: “Doanh nghiệp vừa là nơi phát sinh nhu cầu, vừa là đơn vị ứng dụng, vừa cung cấp tài chính và nhân lực cho R&D, là kênh đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị, cần rà soát toàn bộ hệ thống chính sách tài chính, đầu tư, nhân lực, hạ tầng để hỗ trợ doanh nghiệp thực sự giữ vai trò trung tâm trong hệ sinh thái khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phải mở khóa thể chế và kết nối nguồn lực

Về mô hình tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, báo cáo cho rằng cần hướng tới trung tâm nghiên cứu liên ngành thay vì duy trì hình thức cũ như “viện hàn lâm”. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế tích hợp khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội nhân văn nhằm tạo ra chuỗi giá trị đổi mới bền vững.

Riêng với khối trường đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy lưu ý cần làm rõ vị trí pháp lý với tư cách tổ chức khoa học, công nghệ độc lập, đồng thời phân biệt với viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm bảo đảm sự thống nhất với Luật Giáo dục đại học.

Báo cáo nhấn mạnh vai trò của giáo dục STEM và STEAM trong phổ thông, coi đó là giải pháp căn cơ để gieo mầm sáng tạo từ sớm. Đồng thời, cần có cơ chế luân chuyển nhà khoa học giữa viện, trường, doanh nghiệp; thu hút chuyên gia quốc tế, người Việt ở nước ngoài về nước tham gia đề án chiến lược.

Về tài chính, dự thảo đề xuất 5 loại quỹ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy lưu ý: “Phải làm rõ cơ chế vận hành, nguồn vốn, tính hiệu quả và sự kết nối giữa các quỹ Trung ương, địa phương, bộ ngành để tránh dàn trải, manh mún”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cũng đề xuất rút gọn thủ tục đầu tư cho các dự án hạ tầng trọng điểm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để Việt Nam bắt nhịp nhanh hơn trong cuộc đua toàn cầu về công nghệ và tri thức.

Về điều khoản thi hành, báo cáo khuyến nghị tiếp tục rà soát các luật liên quan, tránh khoảng trống pháp lý. Riêng các quy định chuyển tiếp và nội dung thực hiện thí điểm cần đánh giá kỹ tính cấp bách, mức độ sẵn sàng, đảm bảo tính ổn định của luật sau ban hành.

Ngày 29/4/2025, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có Báo cáo đầy đủ số 3598/BC-UBKHCNMT15 thẩm tra dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (24 trang và 08 trang Phụ lục) theo Tờ trình số 262/TTr-CP ngày 23/4/2025 của Chính phủ.

Hoàng Nhưỡng
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Cử tri mong có chính sách hỗ trợ cho cán bộ phải đi làm xa sau sáp nhập

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Sri Lanka