Thứ hai 23/12/2024 01:30

Doanh nghiệp gia đình Việt Nam cần làm gì để xây dựng niềm tin, bảo vệ sản nghiệp?

Để bảo vệ di sản gia đình, các doanh nghiệp gia đình Việt cần mở rộng trọng tâm và làm quen với cách tiếp cận mới mang tính chuyển đổi để xây dựng niềm tin.

Theo Báo cáo Khảo sát doanh nghiệp gia đình Việt Nam năm 2023 của PwC Việt Nam - “Chuyển đổi để xây dựng niềm tin” vừa được công bố mới đây, so với kết quả khảo sát năm 2021, thời gian qua, các doanh nghiệp gia đình Việt Nam có kết quả tăng trưởng kinh doanh tốt trong năm 2022, với 53% doanh nghiệp báo cáo sự tăng trưởng về doanh số, trong đó 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ đạt được mức tăng trưởng hai con số.

Ông Jonathan Ooi, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Doanh nghiệp Tư nhân và Gia đình, PwC Việt Nam chia sẻ tại sự kiện ra mắt Báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam năm 2023

Tuy nhiên, các doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang bắt đầu điều chỉnh tham vọng tăng trưởng của mình trong bối cảnh kinh tế có nhiều bất ổn. Chỉ khoảng 14% doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm tới, thấp hơn một nửa so với kết quả 33% trong cuộc khảo sát doanh nghiệp gia đình Việt Nam trước đây của PwC. Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam cũng chọn ưu tiên cải thiện năng lực kỹ thuật số và tái tư duy hoạt động kinh doanh, cân nhắc việc thay đổi hoặc điều chỉnh mô hình kinh doanh với ưu tiên hàng đầu là mở rộng sang các thị trường mới trong vòng hai năm tới.

Theo đó, các doanh nghiệp gia đình đang cần tập trung vào thế mạnh của mình để thích nghi và phát triển. Và sức mạnh đến từ các mối quan hệ, hay nói cách khác, việc xây dựng niềm tin với các bên liên quan là cần thiết.

Đối mặt với sự “thiếu hụt niềm tin”

Khảo sát của PwC cho thấy, các doanh nghiệp gia đình Việt Nam cũng giống như các doanh nghiệp gia đình trên toàn cầu và khu vực, đang phải đối mặt với sự thiếu hụt niềm tin. Cụ thể là, các doanh nghiệp gia đình đều đề cao sự tín nhiệm của khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư, nhưng họ cho rằng doanh nghiệp chưa hoàn toàn đạt được niềm tin từ các bên liên quan chủ chốt này. Rõ ràng, các doanh nghiệp gia đình cần phải thu hẹp khoảng cách niềm tin giữa doanh nghiệp và các bên liên quan chính.

Khoảng cách niềm tin giữa doanh nghiệp gia đình và các bên liên quan

Khảo sát cho thấy, bốn bên liên quan chủ chốt đảm bảo sự phát triển và thành công trong tương lai bao gồm: Khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên và thành viên gia đình. Trong đó, khách hàng chiếm 75%, nhân viên chiếm 61% và nhà đầu tư chiếm 61% là những đối tượng quan trọng nhất đối với doanh nghiệp gia đình để xây dựng niềm tin. Trong khi đó, niềm tin của các thành viên trong gia đình đang bị xem là ít quan trọng hơn chiếm 28%.

Nhìn nhận tầm quan trọng của việc xây dựng niềm tin từ khách hàng, các doanh nghiệp gia đình đã đặt sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh hàng đầu chiếm 86%.

Mặc dù hơn 90% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm được sản xuất có đạo đức, bền vững, khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gia đình Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Cụ thể, khi được yêu cầu xếp hạng 5 ưu tiên hàng đầu trong hai năm tới, chỉ 17% số người được hỏi chọn tăng cường trách nhiệm xã hội của tổ chức; 6% chọn cải thiện kết quả thực hiện liên quan đến tính đa dạng và hòa nhập; không ai chọn giảm phát thải carbon của tổ chức và hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Theo PwC Việt Nam, đây là lúc các doanh nghiệp gia đình Việt Nam cần nắm bắt cơ hội và chuyển trọng tâm, nguồn lực vào ESG cũng như cho khách hàng thấy hành động của mình. Tuy nhiên, chỉ 34% số người được hỏi cho biết doanh nghiệp thường xuyên trao đổi thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu phi tài chính đã xác lập.

Ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn ESG, Dịch vụ Kiểm toán và Đảm bảo, PwC Việt Nam cho biết: “Việc báo cáo các mục tiêu phi tài chính liên quan đến ESG có thể phức tạp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gia đình có thể bắt đầu từng bước nhỏ bằng cách tập trung vào các vấn đề ESG chính có liên quan đến ngành và các bên liên quan. Như, doanh nghiệp có thể chia sẻ về cách họ bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu, vốn là vấn đề mà người tiêu dùng đang rất quan tâm. Hoặc, doanh nghiệp gia đình có thể chia sẻ về các hoạt động trách nhiệm xã hội hay từ thiện mà theo khảo sát của chúng tôi cho thấy, hiện có 72% doanh nghiệp gia đình đang thực hiện những hoạt động này”.

“Bằng cách minh bạch về các hoạt động kinh doanh và duy trì chất lượng nhất quán trong các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, các doanh nghiệp gia đình có thể tạo nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin với khách hàng. Và điều này có thể mang lại thành công lâu dài” - ông Nguyễn Hoàng Nam nêu quan điểm.

Xây dựng niềm tin để bảo vệ sản nghiệp gia đình

Khảo sát của PwC cho thấy, khoảng 40% số người được hỏi thừa nhận mức độ tin tưởng thấp giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa thế hệ kế nghiệp (NextGen) và thế hệ đương nhiệm; và giữa các thành viên hội đồng quản trị với những người khác.

Gần một phần ba chiếm 28% xem việc được các thành viên trong gia đình tin tưởng là điều cần thiết, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 63% và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 54%. Điều này có thể giải thích kết quả 64% số người được hỏi chia sẻ rằng xung đột gia đình trong doanh nghiệp hay xảy ra, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 30% và châu Á - Thái Bình Dương là 29%.

Để đạt được sự tin tưởng trong nội bộ, các thế hệ cần hợp tác chặt chẽ cùng nhau trong việc thiết lập cấu trúc quản trị gia đình và thông lệ trong hoạt động kinh doanh nhằm chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình. Nghiên cứu của PwC cho thấy, có hai lĩnh vực trọng tâm cần được quan tâm đó là làm rõ vai trò và trách nhiệm đối với những người tham gia điều hành doanh nghiệp và thiết lập các giá trị và mục tiêu chung.

Công thức mới để doanh nghiệp gia đình Việt Nam xây dựng niềm tin

Theo PwC, để bảo vệ di sản gia đình, các doanh nghiệp gia đình cần mở rộng trọng tâm và làm quen với cách tiếp cận mới mang tính chuyển đổi để xây dựng niềm tin. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp gia đình sẽ cần phải thay đổi chính sách và thực hành, xem xét lại các ưu tiên và truyền đạt những thay đổi đó tới tất cả các bên liên quan và giữa các thế hệ. Doanh nghiệp cần tập trung vào ba hành động ưu tiên sau:

Một là, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin hai chiều với các bên liên quan: Các doanh nghiệp gia đình cần phải mô hình hóa những lý tưởng mạnh mẽ trong mối quan hệ với các bên liên quan cả nội bộ và bên ngoài, bắt đầu với một hệ thống nội bộ công bằng để báo cáo hành vi sai trái và cơ chế phản hồi rõ ràng cho khách hàng. Đây là những giải pháp hữu hình giúp xây dựng niềm tin.

Hai là, xây dựng niềm tin thông qua minh bạch: Doanh nghiệp cần báo cáo công khai và thường xuyên về các mục tiêu ESG và DEI cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với các mục tiêu đó.

Ba là, lên tiếng về các vấn đề xã hội: Các doanh nghiệp gia đình được kỳ vọng sẽ đóng vai trò năng động hơn, tích cực hơn trước các vấn đề xã hội, mạnh dạn hơn trong việc chia sẻ quan điểm và hành động của mình trước các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, đa dạng giới (LGBTQ+) và đưa lên các diễn đàn công khai hoặc tuyên bố của công ty.

Ông Jonathan Ooi, Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Doanh nghiệp tư nhân và gia đình- PwC Việt Nam nhấn mạnh: Thế giới hậu Covid-19 đang đối mặt với nhiều thách thức do biến động địa chính trị và tác động kinh tế, khiến các doanh nghiệp phải chuyển hướng để tìm kiếm các cơ hội và thị trường chưa được khám phá và khai thác. Trong đó, các doanh nghiệp gia đình đã nhận thức rằng niềm tin là tài sản quý giá, là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp và là điểm khác biệt quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh hiện nay.

“Không chỉ thực hiện những thay đổi có tính chất chuyển đổi để xây dựng niềm tin, các doanh nghiệp gia đình cần phải thể hiện các giá trị của mình thông qua những nỗ lực cụ thể và truyền đạt một cách rõ ràng với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhân viên, thành viên gia đình và cả công chúng nói chung” - ông Jonathan Ooi khuyến nghị.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh

J&T Express tăng cường 20% shipper, đầu tư hàng trăm phương tiện vận tải phục vụ mùa tết 2025

LG ra mắt điều hòa DUALCOOLTM AI AIR với làn gió thông minh, tiết kiệm điện năng và lọc khí toàn diện

VnExpress Marathon Hải Phòng 2024 thu hút nhiều Runner trong và ngoài nước tham gia

Vinataba và hành trình về đích với mức tăng trưởng ấn tượng 2 con số

Phân bón Cà Mau ra mắt AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông