Đồ uống dinh dưỡng giúp giảm triệu chứng sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao, mệt mỏi. Khi bị sốt, cơ thể mất nước nên cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi.
Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng chóng mặt, làm gì để tránh? Cả nước ghi nhận hơn 93.800 ca sốt xuất huyết, nhiều người bệnh diễn biến nặng

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Việc phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.

Ảnh minh họa
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong
trường hợp mất nước do sốt cao

Dưới đây là một số thức uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết:

Nước dừa: Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao. Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...

Các khoáng chất có trong nước dừa như: Kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Nước ép trái cây: Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất điện giải tốt cho cơ thể, nên cho người bệnh sốt xuất huyết uống thay vì chỉ uống nước lọc. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali và natri, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.

Nước ép củ cải đường: Củ cải đường rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do. Nó có vitamin A, C, K và các khoáng chất thiết yếu, giúp ngăn ngừa sự suy thoái của mạch máu và sự phát triển của các vấn đề về tuần hoàn. Bằng cách uống nước ép củ cải đường thường xuyên, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Củ cải đường là một phương thuốc tuyệt vời tại nhà để chống mệt mỏi và các triệu chứng tương tự của bệnh sốt xuất huyết. Vì củ cải đường có hàm lượng sắt rất cao nên nó có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu. Hỗn hợp từ củ cải đường và nước chanh không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn tăng cường hấp thu hàm lượng sắt vào cơ thể.

Nước nha đam: Nha đam có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng và vitamin C, E và B. Vì vậy, nước ép nha đam có ứng dụng y học rất lớn và là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết.

Sữa: Ngoài đồ uống điện giải nói chung, Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết có thể uống sữa để giảm triệu chứng sốt xuất huyết thay vì chỉ uống nước lọc.

Sữa là thực phẩm giàu protein thường được dùng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc khi bị ốm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết lại không dám uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất, chứa chất điện giải natri 42mg/100g, kali 156mg/100g, đồng thời chứa vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie và kẽm rất cần thiết để thực hiện mọi chức năng của cơ thể giúp người bệnh nhanh hồi phục. Sữa dạng lỏng nên phù hợp với người bệnh đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thu nên có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Sốt xuất huyết là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu chủ quan có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Vì vậy, người bệnh sốt xuất huyết cần phải có ý thức trong việc ăn uống, tuyệt đối không nên uống trà đặc, cà phê, uống rượu. Tất cả những đồ uống này đều chứa caffeine, khiến não bị kích thích, huyết áp tăng, tim đập nhanh hơn và cơ thể mệt mỏi hơn cản trở quá trình phục hồi của bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết khi uống trà đặc còn làm giảm tác dụng của một số loại thuốc hạ sốt. Hơn nữa, trong trà có chứa một số chất làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt nặng hơn.

Minh Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sốt xuất huyết

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Xem thêm